Hình thức ưu đãi và đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là vấn đề pháp lý được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Bởi vì đây là vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư và không phải dự án đầu tư nào cũng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Để tìm hiểu thêm về chính sách ưu đãi đầu tư như hình thức, đối tượng được hưởng ưu đãi và thủ tục áp dụng, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Chính sách ưu đãi đầu tư
Mục Lục
Ưu đãi đầu tư là gì?
Pháp luật về đầu tư hiện hành ở nước ta chưa có quy định về khái niệm ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên căn cứ vào các quy định về ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư 2020, chúng ta có thể hiểu: Ưu đãi đầu tư là những ưu đãi mà Nhà nước dành cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi họ đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Quy định của pháp luật đầu tư về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
Hình thức ưu đãi đầu tư
Nhằm thu hút đầu tư và định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định, nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư với các hình thức ưu đãi như sau:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020.
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì ?
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Chính sách ưu đãi đầu tư không áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư mà chỉ áp dụng cho những dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn và có quy mô vốn theo quy định của pháp luật về đầu tư. Và ưu đãi đầu tư chỉ được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Đầu tư 2020.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 và Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, quy định các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư như sau:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
- Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
- Có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng từ 3.000 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
- Dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
- Dự án đầu tư sử dụng từ 30% số lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và pháp luật về lao động.
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao; cơ sở ươm tạo công nghệ và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở, dự án đầu tư đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; công nghệ cao; chuyển giao công nghệ; bảo vệ môi trường.
- Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư gồm:
- Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trung tâm đổi mới sáng tạo khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển tại trung tâm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 7 Điều này;
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 8 Điều này;
- Dự án thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển.
- Trung tâm đổi mới sáng tạo quy định tại điểm b khoản 6 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chức năng hỗ trợ, phát triển, kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
- Có một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gồm: phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mẫu; cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị kỹ thuật bảo đảm cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cho doanh nghiệp để thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa, vật liệu; có hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và mặt bằng tổ chức sự kiện, trưng bày, trình diễn công nghệ, sản phẩm đổi mới sáng tạo;
- Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp hoạt động tại trung tâm; có mạng lưới chuyên gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp.
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều này là một trong các dự án sau:
- Sản xuất sản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, phần mềm máy tính, ứng dụng trên điện thoại di động, điện toán đám mây; sản xuất dòng, giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới; tiến bộ kỹ thuật đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
- Sản xuất sản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm mẫu và hoàn thiện công nghệ; sản xuất sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, các giải thưởng về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
- Dự án của các doanh nghiệp hoạt động tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
- Sản xuất sản phẩm công nghiệp văn hóa hình thành từ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người tiêu dùng và đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 80% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Có ít nhất 10 địa điểm phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng;
- Tối thiểu 50% doanh thu của chuỗi được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia trong chuỗi.
- Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là cơ sở được thành lập theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi được nêu tại 3, 4, 5 như trên thì không áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
- Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư 2020.
Theo đó, các chủ đầu tư có dự án thuộc đối tượng và đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được hưởng ưu đãi đầu tư. Với mức ưu đãi được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Đầu tư 2020.
Hình thức ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
Để được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư thực hiện thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư 2020 và được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, như sau:
Bước 1. Xác định căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư xác định ưu đãi đầu tư như sau:
Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm:
- Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao;
- Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
- Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định nêu trên, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
Bước 2. Nộp hồ sơ áp dụng ưu đãi đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng ưu đãi đầu tư.
Nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ áp dụng ưu đãi đầu tư đến cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư 2020. Hồ sơ gồm có:
- Kê khai hoặc đề nghị áp dụng ưu đãi đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Văn bản quyết định chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ đối với các dự án thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 3. Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền.
Tùy trường hợp cơ quan có thẩm quyền xem xét ưu đãi đầu tư ban hành các văn bản sau:
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản xác nhận nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ cơ sở để xác nhận đủ điều kiện ưu đãi, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;
- Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng đủ đủ điều kiện theo luật định, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thông báo không thuộc diện áp dụng ưu đãi đầu tư.
Thời hạn giải quyết thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư phụ thuộc vào từng cơ quan có thẩm quyền áp dụng ưu đãi đầu tư đối với từng loại ưu đãi đầu tư. Nhà đầu tư sẽ được xem xét và hưởng các ưu đãi khi thực hiện dự án đầu tư đáp ứng đủ điều kiện và hoàn thành các thủ tục theo luật định.
Theo đó, để áp dụng ưu đãi đầu tư nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư phải tiến hành các thủ tục như nêu trên.
>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Dương
Dịch vụ hỗ trợ chủ đầu tư có dự án được hưởng ưu đãi đầu tư
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ liên quan đến ưu đãi đầu tư với các nội dung sau:
- Tư vấn các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư;
- Tư vấn về các hình thức ưu đãi đầu tư và đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư;
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ áp dụng ưu đãi đầu tư;
- Đại diện làm việc với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư;
- Các công việc pháp lý khác có liên quan.
Trên đây là một số dịch vụ cơ bản, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà phạm vi công việc sẽ khác nhau.
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Luật sư tư vấn hình thức ưu đãi đầu tư
Như vậy, trường hợp nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư như đã nêu trên sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và tiền sử dụng đất. Để được hưởng các ưu đãi đó, nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư như luật định. Nếu quý bạn đọc cần tư vấn về hình thức ưu đãi và đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư chi tiết hơn vui lòng liên hệ với dịch vụ luật sư của chúng tôi thông qua hotline: 1900636387.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: