Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với thành viên Hội đồng quản trị là vấn đề phức tạp trong quản trị công ty cổ phần. Xung đột lợi ích, vi phạm nghĩa vụ quản lý hoặc tranh chấp quyền cổ đông thường dẫn đến tranh chấp. Các phương thức giải quyết bao gồm thương lượng, hòa giải và khởi kiện ra tòa án. Bài viết phân tích chi tiết các dạng tranh chấp và quy trình giải quyết hiệu quả. Hãy cùng Chuyên tư vấn luật tìm hiểu nội dung này.
tranh chấp giữa cổ đông với thành viên Hội đồng quản trị
Mục Lục
Các dạng tranh chấp giữa cổ đông và Hội đồng quản trị
Trong các công ty cổ phần, tranh chấp giữa cổ đông và thành viên Hội đồng quản trị thường xảy ra do sự không thống nhất trong việc quản lý, điều hành và phân chia lợi ích. Một số dạng tranh chấp phổ biến bao gồm:
- Tranh chấp về quyền quản lý: Cổ đông có thể tranh cãi về quyền tham gia quản lý công ty. Đặc biệt trong trường hợp cổ đông sở hữu một phần lớn cổ phần nhưng không có tiếng nói trong các quyết định chiến lược của Hội đồng quản trị.
- Tranh chấp về phân chia lợi nhuận: Các thành viên Hội đồng quản trị có thể đưa ra quyết định về việc phân chia lợi nhuận mà cổ đông không đồng ý. Từ đó, dẫn đến các mâu thuẫn liên quan đến quyền lợi kinh tế của cổ đông.
- Tranh chấp về sử dụng tài sản công ty: Việc sử dụng tài sản công ty cho các mục đích cá nhân hoặc không minh bạch từ phía Hội đồng quản trị có thể dẫn đến những tranh chấp nghiêm trọng với cổ đông.
- Tranh chấp trong trường hợp sáp nhập hoặc mua bán công ty: Cổ đông và Hội đồng quản trị có thể không đồng thuận về quyết định sáp nhập hoặc bán công ty. Nhất là khi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ.
Các tranh chấp này nếu không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và giá trị thị trường của công ty. Bài viết sẽ giúp Quý khách hiểu rõ các phương thức giải quyết tranh chấp này.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp chuyển nhượng cổ phần giữa cổ đông
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa cổ đông và Hội đồng quản trị hiệu quả
Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông và thành viên Hội đồng quản trị có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau. Mỗi phương thức đều có ưu điểm và phù hợp với từng tình huống cụ thể.
- Hòa giải nội bộ: Đây là phương thức giải quyết được khuyến nghị đầu tiên, đặc biệt khi mâu thuẫn chưa quá nghiêm trọng. Thông qua các buổi họp nội bộ, các bên có thể cùng nhau thảo luận, đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi của cả cổ đông và Hội đồng quản trị.
- Trọng tài thương mại: Nếu các bên có thỏa thuận về trọng tài trong điều lệ công ty hoặc các văn bản liên quan. Các thành viên có thể đưa tranh chấp ra trọng tài. Trọng tài có thể giúp các bên giải quyết nhanh chóng, bảo mật và hiệu quả mà không cần phải qua các quy trình tố tụng phức tạp của tòa án.
- Khởi kiện tại tòa án: Khi các phương thức trên không mang lại hiệu quả, cổ đông có quyền khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị tại tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức pháp lý mạnh mẽ nhất và có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng cho bên vi phạm, bao gồm cả việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị.
Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có quy trình và yêu cầu pháp lý riêng.
Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Phương pháp giải quyết tranh chấp với hội đồng quản trị
Thủ tục khởi kiện tranh chấp giữa cổ đông và Hội đồng quản trị tại Tòa án
Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác để đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra suôn sẻ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện theo mẫu 23-DS ban hàng kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, căn cước công dân người đại diện theo pháp luật.
- Điều lệ công ty và điều lệ sửa đổi (nếu có).
- Danh sách hội đồng quản trị, danh sách cổ đông.
- Giấy tờ chứng minh quyền lợi cổ đông: Cổ đông phải cung cấp các giấy tờ như sổ cổ đông, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu chứng minh quyền sở hữu cổ phần cũng như quyền lợi liên quan.
- Các tài liệu liên quan đến tranh chấp. Chẳng hạn như biên bản họp Hội đồng quản trị, các quyết định liên quan đến phân chia lợi nhuận hoặc tài sản công ty, sẽ được đính kèm trong hồ sơ khởi kiện.
- Tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại
Thủ tục giải quyết hồ sơ
Thủ tục giải quyết tranh chấp giữa cổ đông và hội đồng quản trị tại tòa án như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cổ đông nộp đơn khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 4 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm.
Bước 2: Xem xét và thụ lý vụ án. Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn khởi kiện. Thẩm phán được phân công xem xét đơn sẽ ra thông báo tạm ứng án phí khi xét thuộc thẩm quyền giải quyết. Thông báo tạm ứng án phí sẽ được gửi đến người khởi kiện.
Người khởi kiện có thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trên để đóng và nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa.
Bước 3: Mở phiên họp về việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Phiên họp hòa giải được tiến hành nhằm hướng đến giúp các bên tranh chấp có thể thống nhất giải quyết các nội dung tranh chấp, mà không phải tiến hành đưa ra xét xử công khai.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu các bên không thể thống nhất đi đến kết quả hòa giải thành, thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Kết thúc giai đoạn này là việc Hội đồng xét xử ban hành Bản án giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: Phần II Bộ luật Dân sự 2015.
>> xem thêm: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty về việc phân chia tài sản
Dịch vụ giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với thành viên Hội đồng quản trị
Luật sư Chuyên tư vấn luật sẽ hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp như sau:
- Tư vấn quy định về quyền lợi cổ đông trong công ty cổ phần.
- Tư vấn quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị.
- Tư vấn phương thức giải quuyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần.
- Tư vấn phương án, rủi ro pháp lý và các xử lý cho từng trường hợp.
- Hướng dẫn thỏa thuận, hòa giải, khởi kiện giải quyết tranh chấp .
- Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.
Tư vấn tranh chấp với hội đồng quản trị
Tranh chấp giữa cổ đông với thành viên Hội đồng quản trị là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Tranh chấp này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giải quyết tranh chấp này các bên có thể lựa chọn tổ chức thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thể tự giải quyết thì có thể thực hiện khởi kiện. Quý khách cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ chuyên tư vấn luật. Hotline 1900636387 luôn sẵn sàng hỗ trợ tối ưu cho khách hàng.