Luật Doanh Nghiệp

Điều kiện, thủ tục giảm vốn điều lệ do thành viên không góp đủ

Điều kiện, thủ tục giảm vốn điều lệ do thành viên không góp đủ cũng là vấn đề thường xuyên xảy ra trên thực tế khi có rất nhiều công ty được thành lập ở thời điểm hiện tại. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những điều kiện cũng như thủ tục để giảm vốn điều lệ trong hoàn cảnh thành viên góp vốn không đủ như họ đã cam kết.

Công ty giảm vốn điều lệ
Công ty giảm vốn điều lệ

Giảm vốn điều lệ, thời hạn đăng ký giảm vốn điều lệ được pháp luật quy định như thế nào?

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 :

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thành viên phải góp vốn phần vốn như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì tại  Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

  • Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Từ đó ta có thể thấy thời hạn đăng ký giảm vốn điều lệ có thể lên đến 120 ngày.

Thời hạn đăng ký giảm vốn điều lệ
Thời hạn đăng ký giảm vốn điều lệ

Công ty cổ phần

Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,

Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn

  • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Hậu quả pháp lý cho thành viên không góp đủ vốn theo quy định của pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Theo khoản 3 và 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020

Trong thời hạn đã nêu ở trên nếu thành viên góp vốn không góp đủ số vốn như đã cam kết thì hậu quả pháp lý sẽ như sau:

  • Đối với thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  • Với thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hậu quả pháp lý mà chủ sở hữu công ty phải chịu như sau:

  • Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty theo cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,

  • Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

  • Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.

Công ty cổ phần

Đối với Công ty Cổ phần thì theo Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hậu quả pháp lý khi các cổ đông không góp đủ vốn như đã cam kết như sau:

  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  • Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
  • Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn đã nêu ở phần 1 bài viết.
  • Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định về thời hạn như trên.

Thủ tục giảm vốn điều lệ do thành viên không góp đủ

Giảm vốn điều lệ do thành viên góp không đủ vốn
Giảm vốn điều lệ do thành viên góp không đủ vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hội đồng thành viên sẽ có quyền quyết định việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ thông qua kỳ họp Hội đồng thành viên nên:

  • Bước 1: Tổ chức họp Hội đồng thành viên và thông qua đó đưa ra nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề giảm vốn điều lệ.

Điều kiện cụ thể được quy định từ Điều 57 đến Điều 62 Luật này.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây:

>>> Trình tự, thủ tục tiến hành họp hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.

  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và thông báo bằng văn bản đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính

Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên về vấn đề này, báo cáo tài chính gần nhất

  • Bước 3: Nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Thời hạn là 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giảm vốn điều lệ

  • Bước 4: Phòng Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ sau đó giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp nếu hợp lệ
  • Bước 5: Công ty TNHH một thành viên nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Lưu ý: Trong trường hợp việc giảm vốn điều lệ dẫn tới công ty chỉ còn (01) một thành viên thì công ty phải đồng thời thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Các trường hợp tăng và giảm được quy định tại khoản 2 và khoản 3. Theo đó, thủ tục thực hiện như sau:

  • Bước 1: Công ty chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh
  • Bước 2: Thông báo bằng văn bản đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính
  • Bước 3: Nộp lệ phí theo quy định Pháp luật
  • Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trên. Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
  • Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn đến nhận hồ sơ

Công ty cổ phần

Theo quy định tại điểm a, Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể:

  • Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở 
  • Công ty bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

Các điều kiện về họp Đại hội đồng cổ đông

Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại đây:

>>> Các hình thức thông qua một nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

>>> Trình tự, thủ tục tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần.

  • Bước 1: Tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định từ Điều 139 đến Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Bước 2: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi;

Lưu ý: Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn;

  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

  • Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí
  • Bước 5: Nhận kết quả thực hiện Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Trên đây là bài viết về điều kiện, thủ tục giảm vốn điều lệ do thành viên không góp đủ. Trường hợp nhu cầu tư vấn doanh nghiệp hoặc các vấn về pháp lý  khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư doanh nghiệp của Chuyên Tư Vấn Luật hỗ trợ các vấn đề pháp lý còn thắc mắc. Trân trọng.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết