Luật Doanh Nghiệp

Điểm mới khi thành lập công ty TNHH Một thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2020

Một số điểm mới khi thành lập công ty TNHH Một thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2020. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 được coi là có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn gia nhập thị trường nói riêng và trong quá trình đầu tư, kinh doanh nói chung. Trong nội dung bài viết, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về vấn đề này.

Những điểm mới về cơ cấu tổ chức quản lý

Do tổ chức làm chủ sở hữu

Không bắt buộc cơ cấu có Kiểm soát viên. Vì vậy, công ty TNHH MTV sẽ hoạt động theo hai mô hình sau:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Căn cứ: điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020

Do cá nhân làm chủ sở hữu

Tổ chức quản lý công ty gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc thuê người khác làm. Luật doanh nghiệp 2020 cũng có thêm một quy định mới nếu công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu sẽ là Chủ tịch công ty.

Căn cứ: Điều 81,82,83 và 85 Luật Doanh nghiệp 2020

dịch vự tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH Một thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2020

Đối với thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ với nội dung gồm: tên, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.

Đối với thành viên là cá nhân: 04 bản sao y công chứng không quá 03 tháng 1 trong các giấy tờ CMND/Hộ Chiếu/Căn cước công dân (CMND không quá 15 năm, Hộ chiếu không quá 10 năm).

Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh, và CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân của người đại diện cho tổ chức. (tất cả các giấy tờ cần sao y công chứng không quá 03 tháng).

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ  bao gồm: Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 Thành Viên; Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên; và giấy tờ đã chuẩn bị ở trên như (CMND/hộ chiếu/CCCD, Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh); tải biểu mẫu Giấy  đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên tại Thông tư 01/2021/BKHĐT.

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ đã soạn thảo và nộp CMND/Hộ chiếu/CCCD tới cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu như hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác.

Bước 5 : Công bố nội dung trên cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty;

Bước 6: Đặt và treo bảng hiệu tại trụ sở công ty

Doanh nghiệp bắt buộc phải treo bảng hiệu tại trụ sở nhằm phục vụ việc quản lý của cơ quan nhà nước. Trên bảng hiệu có các thông tin: Tên công ty, Địa chỉ công ty, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, số điện thoại… Đối với những doanh nghiệp mới thành lập và nhỏ có thể lựa chọn các kích thước 20×30, 25×35 chất liệu Mica dán trước cửa công ty.

Bước 7: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Đầu tiên, mở tài khoản ngân hàng: Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó, công ty ra ngân hàng mở tài khoản ngân hàng, sau khi có số tài khoản thì làm hồ sơ thông báo số tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước kế tiếp, mua chữ ký số khai thuế điện tử. Thông thường bạn sẽ mua các thương hiệu chữ ký số này thông qua các đại lý chữ ký số…

Căn cứ: Điều 21, 26, 27, 32, 33 Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Thông tư 01/2021/BKHĐT

hồ sơ cần thiết thành lập công ty TNHH MTV

Hồ sơ cần thiết thành lập Công ty TNHH MTV

Đối với hồ sơ

Căn cứ Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020 thì những hồ sơ cần thiết để đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sẽ bao gồm:

Thứ nhất, Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Thứ hai, giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Thứ ba, đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Cuối cùng, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Nơi nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết

Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh.

Trong 3 ngày làm việc, cơ quan này sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở KH&ĐT sẽ ra thông báo hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp bổ sung thông tin và nộp lại từ đầu.

>>>Xem thêm: Những vấn đề nào cần lưu ý khi có thể sẽ làm giảm giá trị của công ty mục tiêu?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

Bước 1: Chuẩn bị đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống và công cụ ký xác thực

Nếu nộp hồ sơ bằng  tài khoản đăng ký kinh doanh, người xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh. Còn nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ cần được gán Chữ ký số công cộng vào Tài khoản.

Bước 2: Tạo hồ sơ, rồi sau đó nhập thông tin, Scan và tải tài liệu đính kèm, kế tiếp chuẩn bị Hồ sơ và Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Bước 3: Cần theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ. Sau đó, sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) và nhận kết quả.

>>>Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH

hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp

Hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp

Những vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập công ty TNHH MTV

Doanh nghiệp cần lưu ý 4 vấn đề sau:

  • Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên.
  • Nộp hồ sơ đăng ký đúng nơi quy định.
  • Cần đăng ký nội dung đăng ký doanh nghiệp đúng thời hạn. Thời hạn thông báo là 30 ngày, kể từ ngày được công khai. Nếu công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng (Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) tùy vào thời hạn chậm đăng ký.
  • Chủ động khắc con dấu. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình (Điều 43, Luật Doanh nghiệp 2020)

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com. và hotline 1900 63 63 87

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết