Luật Doanh Nghiệp

Địa điểm phương thức thanh toán theo thư tín dụng L/C

Địa điểm phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ (L/C) hiện nay được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể thanh toán theo thư tín dụng (L/C) có đặc điểm như thế nào khiến chúng trở thành phương thức thanh toán được “ưa chuộng nhất và những yếu tố cần biết”, những lưu ý khi mở L/C. Chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ phương thức THANH TOÁN L/C qua bài viết sau.

 

thư tín dụng L/C

Thư tín dụng L/C

>>Xem thêm: Trường hợp nào thì áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C

Thư tín dụng L/C là gì?

Thư tín dụng L/C là hình thức thanh toán phổ biến hiện nay, đây là hình  thức mà Ngân hàng thay mặt Người  nhập  khẩu  cam  kết với  Người  xuất  khẩu/Người  cung  cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian quy  định khi  Người  xuất  khẩu/Người  cung  cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với  quy  định trong L/C đã được Ngân hàng  mở  theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Các bên tham gia thư tín dụng L/C

  • Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng  mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy  nhiệm của ngân hàng mở L/C.
các loại thư tín dụng L/C

Các loại thư tín dụng L/C

Các loại thư tín dụng L/C

  • Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc  hủy  bỏ  có thể  tiến hành một cách đơn phương.
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên có liên Trong thương  mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C) : Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều  người  theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

Ngoài ra còn nhiều loại khác nữa, tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng thường sử dụng L/C không thể hủy bỏ có xác nhận. Nhưng cần lưu ý nếu L/C không ghi rõ là L/C “irrevocable” hay “revocable” thì  đó là  Irrevocable  tức  là  không được  hủy bỏ. Tương tự như vậy, nếu L/C không  ghi  rõ  là  L/C “confirmed” thì đó là L/C “inconfirmed” tức  là không có xác nhận.

Lợi ích của phương thức thanh toán theo thư tín dụng L/C

Lợi ích đối với người xuất khẩu

  • Ngân hàng (NH) sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
  • Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
  • KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Lợi ích đối với người nhập khẩu

  • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

Lợi ích đối với Ngân hàng

  • Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ), đại khái là có tiền.
  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
quy trình thanh toán L/C

Quy trình thanh toán L/C

Quy trình thanh toán theo L/C

  1. Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
  2. Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng đã ký, người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở L/C đến Ngân hàng phát hành.Thông thường  người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu theo đánh giá của ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Số tiền ký quỹ có thể từ 0% đến 100% tùy thuộc vào giá trị lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng.
  3. Bước 3: Ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C) xem xét, nếu thấy hợp lý sẽ mở L/C và gửi thư tín dụng cho ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu hưởng lợi.
  4. Bước 4: Ngân hàng thông báo gửi chứng từ thông báo cho người xuất khẩu.
  5. Bước 5: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp nhận thì giao hàng cho người nhập khẩu, đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng thông báo. Nếu người xuất khẩu không chấp nhận thì yêu cầu người nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không thể hủy bỏ thư tín dụng cũ
  6. Bước 6: Ngân hàng thông báo gửi tiền hàng cho người xuất khẩu khi đã nhận đủ chứng từ phù hợp với quy định của L/C để nhận hàng
  7. Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng mở L/C.
  8. Bước 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu. Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C trả tiền hàng cho ngân hàng thông báo và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
  9. Bước 9: Người nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhận hàng từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán tiền hàng cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.
  10. Bước 10: Người nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ cho người vận tải để nhận hàng

Việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với những người kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Với xu thế hội nhập và phát triển cùng thế giới, hiện nay phương thức thanh toán L/C đang là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của các nhà kinh doanh.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về phương thức thanh toán theo thư tín dụng L/C. Nếu bạn đọc có hoặc còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết