Luật Doanh Nghiệp

Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và mục đích chuyển đổi nền kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường thì việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế cũng như hình thức sở hữu nền kinh tế là một trong những điều tất yếu. Một trong những hình thức đó là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cùng Luật sư Phan Mạnh Thăng tìm hiểu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua bài viết sau đây:

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
hotline tư vấn luật 1900636387

>>Xem thêm: Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.

Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần.

Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có chức năng gì?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã nêu rõ: Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải thí điểm chỉ đạo chặt chẽ rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp.

Đồng thời, Nghị quyết 10-NQ/ TW ngày 17/3/1995 của bộ chính trị đã nêu: Thực hiện từng bước vững chắc về tổ chức về cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp không cần nhà nước đầu tư 100% vốn. Tùy tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán tỷ lệ cổ phiếu cho công nhân viên chức làm tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa IX đã nhấn mạnh Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện các hình thức cổ phần thích hợp với tổ chức và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Chức năng khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Sau khi tiến hành Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động này đã tháo gỡ khó khăn trong ngân sách Nhà nước và góp phần xây dựng thị trường vốn lành mạnh phong phú. Những năm gần đây, việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia vững vàng là một yêu cầu cực kỳ bức thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế không chỉ cần được phân bổ hợp lý, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản Nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa.

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp giúp chính phủ thực hiện được những đòi hỏi thực tiễn. Tài sản doanh nghiệp Nhà nước nhờ cổ phần hóa thu hồi sẽ được phân bố cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi hoặc đầu tư vào những ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Số lượng doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa năm 2019

Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, giai đoạn 2017 – 2020 sẽ cổ phần hóa 127 doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp; Trong đó, tại Bộ Công Thương cổ phần hóa 2 Tập đoàn kinh tế (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cổ phần hóa Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Bộ Thông tin và Truyền thông cổ phần hóa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tỉnh Đồng Nai cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai …

Quy định của pháp luật về cổ phần hóa

Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (Nghị định 126) về cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Nghị định 126, nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình CPH DNNN đã được loại bỏ.

Đáng chú ý trong số đó là các quy định giúp chủ sở hữu. chi phí thực hiện CPH, theo quy định cũ, mức chi phí này được tính theo giá trị DN CPH; mức chi không quá 500 triệu đồng đối với các DN có giá trị trên 100 tỷ đồng. Đồng thời, giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, tổng giám đốc (hoặc giám đốc) DN quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong đó, các gói thầu lựa chọn tư vấn (định giá, xây dựng phương án CPH, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược…) tiếp tục áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu giá trị gói thầu từ 3 tỷ đồng trở xuống. 

>>>Xem thêm: Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Trên đây là nội dung tư vấn về việc Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc gặp phải vấn pháp lý đề cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn cụ thể và kịp thời.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *