Luật Doanh Nghiệp

Chữ ký số đóng vai trò gì khi khai báo thuế của doanh nghiệp

Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong khai báo thuế của doanh nghiệp không phải tốn thời gian chờ đợi và đi lại đến Cơ quan nhà nước hay đơn vị dịch vụ để ký tay, doanh nghiệp dễ dàng kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, ký hóa đơn điện tử,… Ngay tại cơ quan, nhà dựa trên một chiếc USB token (chữ ký số). Bài viết này sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề trên.

Vai trò của chữ ký số đối với doanh nghiệp

Vai trò của chữ ký số đối với doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số khai thuế?

Theo khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:

  • Điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC, chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
  • Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số.
  • Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019 Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: Hướng dẫn khai thuế điện tử khi cho thuê nhà

Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử.

Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp?

Hồ sơ đăng ký sử dụng chữ ký số cho doanh nghiệp

  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động cần công chứng và phải có bản gốc để đối chiếu.
  • Bản sao giấy chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Bản sao các loại giấy tờ của người đại điện pháp lý của doanh nghiệp như: chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu
  • Phải có giấy ủy quyền của doanh nghiệp đề bạt cho cá nhân trực tiếp đăng ký.
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân trực tiếp đăng ký.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp cần tiến hành gửi bộ hồ sơ này cho đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín, đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép

Hồ sơ đăng ký sử dụng chữ ký số cho doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký sử dụng chữ ký số cho doanh nghiệp

Các bước đăng ký chữ ký số kê khai thuế cho doanh nghiệp

BƯỚC 1: Chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên

BƯỚC 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp cần tiến hành gửi bộ hồ sơ này cho đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín, đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép

BƯỚC 3: Cấp phát chứng thư số

  • Lúc này, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ chữ ký số và tiến hành nộp phí sử dụng dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín.
  • Sau đó, doanh nghiệp sẽ được cấp ngay chứng thư số, chữ ký số sẽ được lưu trữ trong một thiết bị phần cứng chuyên dụng được biết đến là USB Token hoặc SmartCard, đồng thời doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn sử dụng thiết bị USB token và hướng dẫn kê khai thuế điện tử.

>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử 

Các công dụng khác của chữ ký số trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Chữ ký số có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, một số công dụng và ưu điểm nổi bật khi sử dụng chữ ký số như sau:

  • Sử dụng thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử: phát hành hóa đơn điện tử, nộp báo cáo thuế qua mạng hay ký số các văn bản, đóng bảo hiểm xã hội, ký kết hợp đồng,…
  • Sử dụng để ký các văn bản, hợp đồng với đối tác kinh doanh mà hai bên không cần phải trực tiếp gặp nhau, tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại, không phải in ấn các hồ sơ, giấy tờ.
  • Đảm bảo tính chính xác, bảo mật dữ liệu. Chữ ký số là bằng chứng cho các giao dịch điện tử, nội dung đã ký kết

Ai là người được quản lý chữ ký số của doanh nghiệp?

Căn cứ điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chữ ký số của doanh nghiệp về việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có chữ ký số ban hành.

Sự kết hợp của dịch vụ sử dụng chữ ký số và khai báo thuế

Với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ pháp lý về vấn đề thuế và làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số, công ty Chuyên Tư Vấn Luật  cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý để lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín hàng đầu ở Việt Nam và hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký chữ ký số để khai báo thuế ổn định và đảm bảo được tính bảo mật cao cho các doanh nghiệp mới thành lập. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng chữ ký số sẽ được Chuyên Tư Vấn Luật xử lý rất nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo bảng giá và gói dịch vụ của Chuyên Tư Vấn Luật

Trên đây là bài viết về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong khai báo thuế của doanh nghiệp. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết