Luật Doanh Nghiệp

Bầu dồn phiếu theo Luật Doanh nghiệp 2020

Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn bắt buộc thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu nếu như điều lệ công ty không có quy định khác nữa, tuy nhiên vẫn nên duy trì phương thức bầu dồn phiếu này. Vậy, bầu dồn phiếu theo Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định như thế nào? Bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được vấn đề liên quan. Bầu dồn phiếu theo Luật Doanh nghiệp 2020

Bầu dồn phiếu theo Luật Doanh nghiệp 2020

>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục tiến hành họp hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Quy định pháp luật về bầu dồn phiếu

Căn cứ khoản 3 điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Khi thực hiện việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thì phải sử dụng cơ chế bầu dồn phiếu
  • Công thức dồn phiếu: số phiếu biểu quyết  bằng tổng số cổ phần của mỗi cổ đông nhân (x) với số thành viên được bầu; và
  • Cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên
  • Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp

Phân biệt bầu dồn phiếu và bầu thông thường

Giả sử công ty có ba cổ đông với tỷ lệ cổ phần là 10%, 22% và 68% và nhiệm kỳ này công ty sẽ bầu ra năm thành viên HĐQT:

Theo cách bầu thông thường

Theo cách bầu thông thường, nghĩa là cổ đông sẽ có số phiếu biểu quyết bằng với số cổ phần họ nắm giữ, chắc chắn là năm thành viên HĐQT nhiệm kỳ này sẽ hoàn toàn do cổ đông nắm 68% chọn lựa mà không cần ý kiến của hai cổ đông còn lại. Lý do đơn giản là theo Điều 148 Luật doanh nghiệp 2020 thì quyết định của đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua khi từ có 65% phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp chấp thuận, trong khi cổ đông này nắm tới 68% phiếu biểu quyết.

Theo cách bầu dồn phiếu

Cách tính phiếu biểu quyết

Theo cách thức bầu dồn phiếu, tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông trong công ty này sẽ được tăng lên năm lần tương ứng với số thành viên HĐQT (số thành viên ứng cử) của nhiệm kỳ mới và do vậy sẽ lần lượt là 50%, 110% và 340%. Tức là, cổ đông nắm 22% chắc chắn được chọn một thành viên HĐQT bằng việc dồn 100% phiếu bầu cho ứng viên mà họ đề cử; cổ đông 68% sẽ dồn 300% phiếu biểu quyết cho ba ứng viên mà họ đề cử và chắc chắn có ba suất thành viên HĐQT. Vậy kết quả là trong năm thành viên HĐQT, sẽ có ba người của cổ đông 68%, một người của cổ đông 22% và một suất còn lại sẽ là cuộc tranh đua của cổ đông 10%  và cổ đông 68%. Cổ đông 10% vẫn còn 50% phiếu biểu quyết trong khi khi ứng cử viên cuối cùng của cổ đông 68% chỉ có 40% phiếu  biểu quyết, nghĩa là lợi thế nghiêng về cổ đông 10%. Nếu may mắn anh ta có được thêm 10% phiếu biểu quyết còn lại của cổ đông 22% thì anh ta sẽ có 60% phiếu biểu quyết và sẽ trúng cử. Vậy kết quả cho các cổ đông nhỏ lúc này tuyệt vời hơn nhiều so với cách bầu cử thông thường.

Cách thức chọn người trúng cử

Cái độc đáo tiếp theo của bầu dồn phiếu là cách thức chọn ra người trúng cử.  Người trúng cử thành viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định. Quy định này nghĩa là một người trúng cử HĐQT hoặc BKS sẽ tùy thuộc vào vị trí của họ trong bảng kết quả bầu cử, mà không nhất thiết phải đạt được 65% phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.

Mục đích bầu dồn phiếu

Mục đích cơ bản của việc bầu dồn phiếu chính là tăng cường sự hiện diện của các cổ đông thiểu số trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty cổ phần, đảm bảo điều hoà được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau. Bầu dồn phiếu và bầu thông thường

Bầu dồn phiếu và bầu thông thường

>>>Xem thêm: Các hình thức thông qua một nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Cách thức bầu dồn phiếu

Xác định tổng số quyền bầu cử của 1 cổ đông (hoặc đại diện cổ đông).

Tổng số quyền bầu cử của cổ đông/ đại diện cổ đông được xác định theo công thức sau: Tổng số quyền bầu cử = Tổng số cổ phần nắm giữ hoặc đại diện x Số thành viên được bầu. Ví dụ: Số lượng thành viên bầu vào Hội đồng quản trị là 5 người (trong số 6 người được giới thiệu, đề cử vào Hội đồng quản trị), vào Ban Kiểm soát là 3 người (trong số 4 người được giới thiệu, đề cử). Ông X là cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy:

  • Quyền bầu cử Hội đồng quản trị của ông X là: (1.000*5) = 5.000 phiếu
  • Quyền bầu cử Ban Kiểm soát là (1.000*3) = 3.000 phiếu.

Cách thức bỏ phiếu:

Thực chất việc bầu cử là phân phối toàn bộ hoặc một phần tổng số quyền bầu cử của mình cho một hoặc một số ứng viên, trong đó số lượng phân phối cho mỗi ứng viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào sự tín nhiệm đối với ứng viên đó. Đối với trường hợp bầu 3 trong số 4 ứng viên thì mỗi cổ đông (hoặc đại diện cổ đông) chỉ được phân phối cho tối đa là 3 người. Lưu ý:

  • Trong mỗi phiếu có ít nhất 1 người không được bầu;
  • Trên mỗi phiếu bầu có ghi rõ tổng số quyền bầu của người cầm phiếu. Số này trên từng phiếu là khác nhau tùy theo số cổ phần có quyền biểu quyết hiện đang nắm giữ hoặc đại diện. Tổng số phiếu bầu cho các ứng viên không được vượt quá số này.

Trường hợp nào phiếu bầu bị coi là không hợp lệ?

Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu vi phạm một trong số các điều kiện sau:

  • Không do Ban tổ chức phát hành, không đóng dấu của công ty.
  • Phiếu bầu số người vượt quá số tối đa theo quy định (tức bầu nhiều hơn 5 người đối với Hội đồng quản trị và hơn 3 người đối với Ban kiểm soát).
  • Phiếu bầu có tổng số quyền bầu cử đã bầu cho các ứng viên (do người bầu tự cộng) lớn hơn tổng số quyền được bầu đã ghi sẵn trên phiếu.
  • Phiếu bầu ghi tổng số đã bầu bị cộng sai mà ban kiểm phiếu cộng lại lớn tổng số quyền được bầu đã ghi sẵn trên phiếu.
  • Phiếu bầu tự ý ghi thêm tên người ngoài danh sách đã in sẵn hoặc gạch xoá vào phiếu (trường hợp viết sai phải đổi lại tên phiếu mới)

Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Tư vấn, lên phương án giải quyết

  • Dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các điều kiện tiền tố tụng: xác định thẩm quyền của cơ quan tài phán, các điều kiện trước khi được khởi tố vụ án như hòa giải cơ sở trong các tranh chấp.
  • Cung cấp lời khuyên, thư tư vấn, hướng dẫn về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, chế được miễn giảm, chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quyền lợi tối đa.

Soạn thảo đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết

  • Soạn thảo văn bản (công văn, đơn từ) trong quá trình giải quyết khiếu nại – khởi kiện các hành vi/ quyết định trái pháp luật, gây hại đến doanh nghiệp của các cơ quan chức năng.
  • Soạn thảo, văn bản, giám sát, theo dõi các trình tự, hoạt động kinh doanh của công ty, thủ tục xin giấy phép,…
  • Soạn thảo văn bản liên quan đến cơ chế nội bộ như văn bản lưu hành trong công ty, điều lệ, văn bản hợp tác giữa các phòng ban,…
  • Soạn thảo văn bản pháp lý (công văn, đơn từ) để giải quyết tranh chấp với đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp

  • Xây dựng cơ chế quản trị rủi ro và trực tiếp tham mưu cố vấn cho quản lý doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ.
  • Tham gia trực tiếp giải quyết tranh chấp với tư cách là người bào chữa, đại diện ủy quyền cho nguyên đơn, bị đơn.
  • Tham gia vào quá trình thu thập nguồn chứng cứ
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng khi cơ quan tài phán có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện thủ tục kháng cáo án sơ thẩm
  • Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thân chủ trong quá trình khởi kiện

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

>>>Xem thêm: Thành viên Hội đồng quản trị có phải cổ đông của công ty không?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Bầu dồn phiếu theo Luật Doanh nghiệp 2020”. Nếu bạn còn các vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ  TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để tham khảo một các chi tiết và kịp thời. Theo đó, bạn còn có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn! 

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết