Luật Dân sự

Điều kiện và quy định về Thừa phát lại theo pháp luật

Điều kiện và quy định về Thừa phát lại theo pháp luật là một trong những chủ đề được bạn đọc tìm hiểu ngày càng nhiều hiện nay. THỪA PHÁT LẠI là một bộ phận nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho quý bạn đọc những hiểu biết thêm về Thừa phát lại.

Văn phòng thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại là gì

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Thừa phát lại

Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ tư pháp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại trên cơ sở văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.

Khi có đủ điều kiện trở thành Thừa phát lại theo quy định của pháp luật, người đề nghị nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại tại Sở tư pháp nơi đăng ký tập sự. Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị bổ nhiệm, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật, Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật.

(Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

Công việc tại văn phòng thừa phát lại

Công việc tại văn phòng thừa phát lại

Điều kiện trở thành Thừa phát lại

Để được bổ nhiệm Thừa phát lại, người đề nghị phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, cụ thể là các tiêu chuẩn về:

  • Quốc tịch, độ tuổi, nơi thường trú, phẩm chất đạo đức
  • Trình độ chuyên môn ngành luật
  • Thời gian công tác pháp luật
  • Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại

Thẩm quyền của Thừa phát lại

Tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án

Tống đạt văn bản là thực hiện việc thông báo, giao nhận các văn bản của TÒA ÁN và Cơ quan thi hành án dân sự.

Việc tống đạt văn bản thi hành án dân sự có thể được thực hiện bởi Thừa phát lại hoặc giao cho thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện theo thỏa thuận. Trong trường hợp thỏa thuận việc tống đạt phải được thực hiện bởi chính Thừa phát lại thì không thể giao người khác thực hiện.

Nếu việc thực hiện tống đạt văn bản không chính xác, không đảm bảo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện mà gây ra thiệt hại thì Thừa phát lại phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ thể bị thiệt hại.

CSPL: Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Lập vi bằng

VI BẰNG là thuật ngữ chỉ văn bản có ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do Thừa phát lại chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật (Căn cứ khoản 3 Điều 2, Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại).

Vi bằng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng giúp Tòa án xét xử nhanh chóng, chính xác hơn.

Thừa phát lại phải căn cứ vào các quy định về thỏa thuận lập vi bằng, thủ tục lập vi bằng, hình thức và nội dung của vi bằng và các quy định khác để thực hiện việc lập vi bằng không trái với quy định của pháp luật.

(Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

Lập vi bằng

Lập vi bằng

Các công việc khác

Ngoài tống đạt văn bản thi hành án dân sự, lập vi bằng, Thừa phát lại còn có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án; phải thực hiện các công việc như tổ chức thi hành án, thỏa thuận về việc thi hành án, thanh toán tiền thi hành án.

Ý nghĩa việc thực hiện Thừa phát lại

Việc thực hiện Thừa phát lại mang lại ba ý nghĩa lớn:

  • Thứ nhất, tạo ra sự phong phú nguồn chứng cứ, giúp việc xét xử diễn ra nhanh chóng, chính xác, bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của đương sự.
  • Thứ hai, việc tống đạt các văn bản từ Tòa án đến ĐƯƠNG SỰ của Thừa phát lại sự giúp công việc được giải quyết dễ dàng, tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính tin cậy, chuyên nghiệp hơn thay vì trước kia việc tống đạt văn bản do thư ký thực hiện hoặc Tòa án gửi văn bản qua đường bưu điện.
  • Thứ ba, việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại có ý nghĩa lơn trong việc giúp giảm tải gánh nặng các công việc hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Công việc Thừa phát lại không được phép thực hiện

  • Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Thừa phát lại phải có nghĩa vụ bảo mật dữ liệu, không được tiết lộ thông tin về công việc đang thực hiện và không được sử dụng những thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
  • Thừa phát lại không được đòi hỏi thêm lợi ích khác ngoài các chi phí đã được thỏa thuận trong hợp đồng
  • Không được phép KIÊM NGHIỆM hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
  • Thừa phát lại phải khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, không được đảm nhiệm những việc liên quan đến bản thân và người thân thích của mình.
  • Không được thực hiện các công việc bị cấm khác về lập vi bằng, tống đạt văn bản,… theo quy định pháp luật

CSPL: Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Với đội ngũ Luật sư Dân sự dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật về Thừa phát lại
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu làm việc với các cơ quan thi hành án
  • Đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan thi hành án

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về những quy định của pháp luật về Thừa phát lại. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về thừa phát lại hoặc cần tư vấn luật dân sự có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn!

4.5 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết