Luật Thừa Kế

Điều kiện di chúc để lại bằng giấy tay có hiệu lực

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc. Vì vậy việc này vô cùng quan trọng, câu hỏi được đặt ra là, điều kiện để di chúc để lại bằng viết tay có hiệu lực khi nào?

Để lại thừa kế đất đai bằng di chúc không công chứng
Để lại thừa kế đất đai bằng di chúc không công chứng

Khái quát về thừa kế

  • Theo quy định tại bộ luật dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.
  • Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.

Điều kiện điều kiện có hiệu lực của di chúc để lại đất

Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng giấy tay
Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng giấy tay

Đầu tiên, về điều kiện về người lập di chúc (Căn cứ theo Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 về người lập di chúc):

  • Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.

Thứ hai, về điều kiện để di chúc hợp pháp (Căn cứ Điều 630 BLDS về di chúc hợp pháp): Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
  • Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”.

Thứ ba, về nội dung của di chúc (Điều 653 Bộ luật dân sự): Di chúc phải ghi rõ:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ.

Điều kiện đối với đất đai được để lại thừa kế

Điều kiện đối với đất đai được để lại thừa kế bằng di chúc
Điều kiện đối với đất đai được để lại thừa kế bằng di chúc

Điều kiện đối với đất đai được để lại thừa kế được quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
    Nếu có tranh chấp về thừa kế đất đai, đương sự có thể tự thương lượng với nhau để giải quyết, trường hợp các bên không thể tự giải quyết với nhau thì có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trình tự khởi kiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu)
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Bản kê khai di sản
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Nếu là động sản thì thẩm quyền của TAND cấp huyện của nơi nguyên đơn hoặc bị đơn, Nếu là bất động sản thì thuộc thẩm quyền của Tòa án của bất động sản đó. Nếu có trường hợp liên đến nước ngoài thì thuộc Tòa án cấp tỉnh.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Điều kiện di chúc để lại bằng giấy tay có hiệu lực”. Trường hợp các bạn muốn được tư vấn trực tiếp thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế, hãy liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ.

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết