Luật Doanh Nghiệp

Điều kiện để dữ liệu điện tử được xem là chứng cứ khi phát sinh tranh chấp trong doanh nghiệp

Điều kiện để dữ liệu điện tử được xem là chứng cứ khi phát sinh tranh chấp trong doanh nghiệp được đặt ra trong sự phát triển của xã hội hiện đại, giao tiếp điện tử đã trở thành phương tiện thích hợp, phổ biến để kinh doanh trong và ngoài nước. Việc đánh giá chứng cứ tại Tòa án khi truyền thông điện tử đang là xu hướng tất yếu. Để tìm hiểu pháp luật Việt Nam có hay không thừa nhận giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử Chuyên tư vấn luật xin gửi đến bạn đọc bài viết sau:

du lieu dien tu co hay khong la chung cư

Dữ liệu điện tử, có hay không là chứng cứ

Dữ liệu điện tử có được xem là chứng cứ trong tố tụng hay không?

Chứng cứ điện tử được Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 ghi nhận là một nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, tuy nhiên, BLTTDS lại chưa đưa ra khái niệm rõ ràng về chứng cứ điện tử.

Căn cứ vào Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được giải thích như sau:

  • Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
  • Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Theo đó, nếu dựa vào pháp luật Tố tụng dân sự thì nếu chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax do các chủ thể tham gia quan hệ thương mại điện tử lưu giữ, thu thập cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thu thập nhằm chứng minh cho các yêu cầu của các chủ thể này khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại bằng các phương thức khác nhau trong đó có phương thức giải quyết bằng các thủ tục tố tụng thì được xem là chứng cứ.

>>>Xem thêm: Thỏa thuận mua bán hàng hóa qua email có hiệu lực pháp luật không?

Các điều kiện để dữ liệu điện tử trở thành chứng cứ

Để trở thành nguồn chứng cứ, dữ liệu điện tử phải đáp ứng được ba thuộc tính của chứng cứ:

  • Tính khách quan: dữ liệu này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệch, biến dạng; đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, email, USB, tài khoản trên mạng,…
  • Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu đúng quy định của pháp luật, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, trong cả quá trình khởi tạo, sao lưu dữ liệu, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu. Từng thiết bị điện tử như máy tính, máy điện thoại, máy chủ, máy tính bảng, USB, đĩa CD/DVD… phải được ghi cụ thể vào biên bản, niêm phong theo đúng quy định, để dữ liệu không thể bị can thiệp, tác động làm thay đổi kể từ khi thu giữ hợp pháp. Bản gốc phải được bảo quản theo đúng quy định.

>>>Xem thêm: Nguyên tắc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự

  • Tính liên quan của chứng cứ: dữ liệu thu được có liên quan đến quan hệ pháp luật tranh chấp, đối tượng tranh chấp, hậu quả…, được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án tranh chấp. Tính liên quan thể hiện ở nguyên lý, công nghệ hình thành dấu vết điện tử, thông tin về không gian, thời gian hình thành dữ liệu (logfile, IP, siêu dữ liệu, hàm hash), địa chỉ lưu trữ, nội dung thông tin (nguồn gốc và nội dung thư điện tử, chat, tin nhắn, công nghệ tấn công, nạn nhân, thiệt hại…),…

dieu kien de du du lieu dien tu la chung cu

Điều kiện để dữ liệu điện tử là chứng cứ

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi sử dụng dữ liệu điện tử nhằm đảm bảo lợi ích pháp lý?

Trong thực tế, Tòa án đã xét xử một số vụ án kinh doanh thương mại mà một phần quá trình chào hàng, đề nghị giao kết hợp đồng và các thỏa thuận phát sinh được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đã cho thấy một số vấn đề phát sinh trong việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại như:

Thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án

Căn cứ Điều 31, 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp giữa các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của:

  • Tòa án cấp huyện nơi đặt trụ sở của bị đơn hoặc của nguyên đơn (trong trường hợp có thỏa thuận).
  • Tòa án cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của bị đơn hoặc của nguyên đơn: trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp.

Về thu thập và đánh giá chứng cứ

xac dinh danh gia chung cu la du lieu dien tu

Xác định, đánh giá chứng cứ là dữ liệu điện tử

Hiện tại, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về hình thức vật chất chứa đựng chứng cứ điện tử, trình tự thu thập, xác minh chứng cứ cũng như hướng dẫn các trình tự thủ tục tố tụng chuyên biệt để thụ lý giải quyết các tranh chấp thương mại có các chứng cứ điện tử.

Thông thường, để thu thập một chứng cứ quan trọng trên máy tính, người tiêu dùng phải sử dụng dịch vụ Thừa phát lại để lập Vi bằng xác nhận tính xác thực của các nội dung hợp đồng điện tử đã giao kết. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án thương mại có những chứng cứ điện tử thì đường lối xét xử vẫn ưu tiên các chứng cứ vật chất dễ chứng minh như: Văn bản, hợp đồng có chứng thực, công chứng… Còn các chứng cứ điện tử khác chỉ được xem xét mang tính hỗ trợ cho các chứng cứ nếu phù hợp nên rất hiếm khi được sử dụng độc lập.

>>>Xem thêm: Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến điều kiện để dữ liệu điện tử được xem là chứng cứ khi phát sinh tranh chấp trong doanh nghiệp. Nếu như bạn đọc có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết