Luật Hợp Đồng

Điều khoản về Thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng

Khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng các bên thường quan tâm về bảo mật thông tin và các phương thức trao đổi thông tin, vì thế điều khoản về thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng như thế nào là vấn đề rất được lưu ý. Qua bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ có những chia sẻ liên quan đến điều khoản về thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng.

Điều khoản thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng

Điều khoản thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng

Thông tin và thỏa thuận bảo mật thông tin trong hợp đồng

Mục đích chính của việc đặt ra những quy định, điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng nhằm tạo ra ràng buộc để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý độc lập của các bên tham gia. Theo đó, cơ sở pháp lý quy định về điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng, bao gồm:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Bộ luật Lao động năm 2019
  • Luật Thương mại 2005;
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

Các nội dung trong điều khoản bảo mật trong hợp đồng sẽ phụ thuộc vào hợp đồng mà các bên giao kết, các thông tin đó có thể là các thông tin liên quan đến dữ liệu, công nghệ, bí quyết, ý tưởng,  thiết kế, hình chụp, phương án, phác thảo, quy cách,  bản vẽ, sơ đồ, báo cáo, vật mẫu, sách hướng dẫn, bí mật thương mại, logo công ty, nhãn hiệu hàng hóa, các nguồn và mã đối tượng, các thông tin kinh doanh và tiếp thị và mọi thông tin độc quyền dưới mọi hình thức dù bằng văn bản hoặc lời nói. Các bên trong quan hệ hợp đồng không được sử dụng thông tin nhận được của các bên vào mục đích khác ngoài việc phục vụ giao kết, thực hiện hợp đồng.

Phương thức trao đổi thông tin

Chỉ định đại diện trao đổi thông tin

Các bên thỏa thuận chỉ định người đại diện trao đổi thông tin là những người có quyền đại diện trao đổi thông tin theo quy định nội bộ (gồm các lãnh đạo, cộng sự, cán bộ, nhân viên, cộng tác viên của các bên có quyền hạn được biết và trao đổi thông tin), hoặc theo ủy quyền của các bên (có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền). Và khi chỉ định người đại diện trao đổi thông tin thì trong hợp đồng các bên phải cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin về: họ tên, chức danh (chức vụ), email, số điện thoại, các tài khoản mạng xã hội: Facebook, zalo… Các bên có thể thỏa thuận trong trường hợp người đứng ra trao đổi thông tin không đúng là người đã được chỉ định là người đại diện trao đổi thông tin trong hợp đồng thì các bên có quyền từ chối trao đổi thông tin mà không phải chịu chế tài nào.

>>>Xem thêm:  Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Chỉ định các kênh, phương thức trao đổi thông tin

Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn các phương thức trao đổi thông tin như

  • Trao đổi thông tin bằng văn bản
  • Trao đổi thông tin bằng thư điện tử (email) hoặc truyền tập tin dữ liệu điện tử
  • Trao đổi thông tin qua các kênh liên lạc khác: điện thoại, zalo..

Các kênh trao đổi thông tin

Các kênh trao đổi thông tin

Yêu cầu đối với hình thức trao đổi thông tin

Thông tin yêu cầu bằng văn bản

Đối với hình thức trao đổi thông tin bằng văn bản thì văn bản cần phải có chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền hoặc của tổ chức giao kết hợp đồng, sử dụng định dạng tệp dữ liệu theo chuẩn kỹ thuật.

Thông tin yêu cầu bằng thư điện tử

Đối với hình thức trao đổi thông tin qua thư điện tử phải đảm bảo an toàn thông tin và tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về giao dịch bằng thư điện tử và thỏa thuận của các bên về đảm bảo bảo mật thông tin

Thông tin yêu cầu thông qua kênh liên lạc của người đại diện

Trên cơ sở thỏa thuận của hợp đồng, đối với việc trao đổi thông tin thông qua kênh liên lạc của người đại diện phải đảm bảo tuân theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Cam kết về phạm vi bảo mật thông tin

Thời hạn thực hiện nội dung bảo mật

Pháp luật hiện tại không xác định cụ thể một con số cho giới hạn này mà để cho các bên được quyền thỏa thuận. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà hai bên có thể thống nhất xác định thời gian, không gian tuân thủ phù hợp. Tuy nhiên, việc đánh giá thực hiện sẽ dựa trên sự cân bằng lợi ích của hai bên, đủ khả năng bảo vệ các thông tin, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo quyền của bên còn lại.

Cam kết bảo mật thông tin

Cam kết bảo mật thông tin

Giới hạn tổ chức, cá nhân được tiếp xúc

Hai bên có trách nhiệm và cam kết bảo mật, giới hạn tổ chức, cá nhân được tiếp xúc thông tin bảo mật, không cung cấp cho bên thứ ba biết hoặc sử dụng thông tin bảo mật vì bất kỳ lý do gì nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại. Trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc được sự chấp thuận bằng văn bản của cả hai bên.

Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm khi tiết lộ thông tin

Hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận của các bên, do đó pháp luật rất tôn trọng quyền thỏa thuận của họ trong hợp đồng. Theo đó, nếu các bên có thương lượng và đưa điều khoản miễn trừ trách nhiệm khi tiết lộ thông tin vào bản hợp đồng thì tuyệt nhiên nó sẽ có hiệu lực pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm khi tiết lộ thông tin có thể kể đến như:

  • Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cung cấp khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại
  • Và các trường hợp khác do các bên thỏa thuận

>>>Xem thêm: Các điều khoản cơ bản trong mẫu hợp đồng xây dựng

Ý nghĩa của điều khoản trao đổi thông tin trong hợp đồng

  • Điều khoản trao đổi thông tin trong hợp động chứa đựng các thông tin quan trọng, cần bảo mật mà các bên trao đổi với nhau để đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng.
  • Việc các bên thỏa thuận cụ thể về điều khoản trao đổi thông tin trong hợp đồng về phương thức trao đổi thông tin, chỉ định người đại diện trao đổi thông tin, các thông tin cụ thể cần trao đổi… có ý nghĩa quan trong trong quá trình đảm bảo thực hiện hợp đồng:

Các bên sẽ hạn chế được rủi ro bị rò rỉ thông tin mật, thông tin quan trọng, xuất hiện các thông tin mâu thuẫn, không thống nhất…dẫn đến một số trường hợp bên đối thủ có thể mạo nhận là người của đối tác yêu cầu cung cấp thông tin, lợi dụng phương thức này để thu thập thông tin mật, thông tin quan trọng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và quyền lợi của các bên;

Đảm bảo đầy đủ và tính chặt chẽ cho hợp đồng, loại bỏ những nguy cơ có thể làm rò rĩ, lộ những thông tin quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp của các bên đồng thời cũng là biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ quyền lợi tối đa của đối tác; + Hạn chế đối đa tình trạng chảy máu thông tin, khi các nhân sự trong chính doanh nghiệp của mình và đối tác, tuy không trực tiếp thực hiện giao dịch hợp đồng vẫn có thể tiếp cận được thông tin quan trong, có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

  • Điều khoản này sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các bên phải tuân thủ và thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận nhằm tránh được những xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi có thể phát sinh sau này.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng của Chuyên tư vấn luật

Dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng

  • Tư vấn các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại hợp đồng, đảm bảo việc giao kết hợp đồng được thực hiện một cách có lợi nhất nhưng đảm bảo đúng quy định pháp luật.
  • Đánh giá, tư vấn về lộ trình và chiến lược đàm phán hợp đồng, nghiên cứu tư vấn các cơ sở pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp của toàn bộ hồ sơ, cung cấp ý kiến pháp lý chi tiết liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng
  • Tư vấn pháp lý về hình thức và xây dựng cấu trúc Hợp đồng, luật điều chỉnh, bảo đảm thực hiện hợp đồng, lựa chọn cơ quan/cơ chế giải quyết tranh chấp, các quy định về giải quyết tranh chấp, xung đột pháp luật, cơ cấu điều khoản, cơ cấu quyền và nghĩa vụ, giải pháp pháp lý tối ưu cho khách hàng về xử lý rủi ro, tranh chấp và nghĩa vụ thuế
  • Thẩm định về pháp lý đối tác ký Hợp đồng, tài sản và đối tượng Hợp đồng, kiểm tra và tư vấn pháp lý các văn kiện Pháp lý liên quan đến Hợp đồng
  • Tư vấn các trường hợp hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng; sửa đổi đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
  • Đại diện tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

Các loại hợp đồng Chuyện Tư Vấn Luật thường xuyên tư vấn soạn thảo cho Quý khách hàng

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng góp vốn vào công ty;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt tiền cọc, thuê, mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng, hợp đồng dịch vụ khác;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng vay mượn tài sản;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng dịch vụ

>>>Xem thêm:  Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề cần lưu ý về điều khoản về thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng. Nếu như bạn cần hỗ trợ gửi yêu cầu, tài liệu tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch gặp trực tiếp luật sư xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết