Tin tức

Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

Ngày nay, kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của đất nước. Gắn liền với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng trao đổi và mua bán hàng hóa. Để đảm bảo các giao dịch được thực hiện đúng pháp luật và buộc các bên phải có trách nhiệm đối với quyền và nghĩa vụ đối với giao dịch này, hợp đồng thương mại được xem như chìa khóa để giải quyết. Với bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin về Điều khoản giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại

giai quyet tranh chap hop dong
Các tranh chấp từ hợp đồng thương mại rất phổ biến

>> Xem thêm:Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Quy định về hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân hoặc có một bên là thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.

Đặc điểm của Hợp đồng thương mại

  • Phát sinh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, bao gồm mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
  • Hợp đồng thương mại được ký kết giữa các bên là thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân. Đây là điểm đặc trưng để phân biệt hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự.

Các loại hợp đồng thương mại điển hình

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ;
  • Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
  • Hợp đồng đại lý;
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;

Các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

luat su tu van giai quyet tranh chap hop dong
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

>>> Xem thêm: Điều khoản cơ bản về hợp đồng thuê khoán tài sản 

Phương pháp thương lượng

  • Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế đơn giản nhất, theo đó các bên tự thỏa thuận để thống nhất cách thức giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của bên thứ ba.
  • Phương thức này được nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp áp dụng dựa trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận giữa các bên.
  • Nếu thương lượng giữa các bên không có kết quả thì sẽ áp dụng các phương thức khác.

Hòa giải thương mại

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về hòa giải thương mại như sau: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

Hòa giải thương mại được lựa chọn để giải quyết đối với các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Hòa giải có khá nhiều điểm giống với thương lượng, tuy nhiên phương pháp thương lượng không có sự xuất hiện của bên thứ ba để điều tiết quá trình thương lượng. Ngoài ra, khác với trọng tài, hòa giải viên chỉ đóng vai trò giúp các bên tiến hành hòa giải theo một trình tự nhất định và diễn ra đúng hướng, không đóng vai trò xét xử như trọng tài viên.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án. Các tranh chấp này là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên không thể tự thương lượng hoặc hòa giải thì tranh chấp này có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân. Những trường hợp được giải quyết bằng Tòa án:

  • Trường hợp hai bên tranh chấp lựa chọn Tòa án đề giải quyết hoặc không có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc có những thỏa thuận vô hiệu;
  • Các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng cơ quan trọng tài đó đã chấm dứt hoạt động, trọng tài viên từ chối giải quyết vụ việc mà không lựa chọn người thay thế.

>>> Xem thêm:  Điều khoản về thông tin và phương thức trao đổi thông tin trong hợp đồng 

Luật sư hỗ trợ, tư vấn khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Tư vấn ban đầu, phân tích tình huống pháp lý và đưa ra giải pháp tốt nhất:

  • Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mạI, Luật sư sẽ đưa hướng giải quyết có lợi nhất dựa trên những lợi ích có được nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
  • Ngoài ra, chúng tôi sẽ đưa ra dự đoán về những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải và có những phương pháp hạn chế tối thiểu rủi ro đó.

Soạn thảo những văn bản liên quan, thu thập tài liệu chứng cứ hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp:

  • Khi tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, bên cạnh việc yêu cầu thân chủ cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc, Luật sư cũng sẽ tiến hành thu thập những tài liệu cần thiết.
  • Bên cạnh đó, Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo những văn bản, giấy tờ liên quan khi tiến hành các thủ tục tố tụng như: Đơn khởi kiện ra Trọng tài hoặc Tòa án, Giấy ủy quyền, Thỏa thuận hòa giải, soạn thảo phụ lục hợp đồng, …

Trực tiếp tham gia trong quá trình tranh tụng với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho đương sự:

  • Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật cho phép các đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Cụ thể, Chuyên Tư Vấn Luật cùng đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao tham gia tranh tụng tại Trọng tài, Tòa Án hoặc tham gia các phiên thương lượng và hòa giải.
luat su tu van hop dong thuong mai
Dịch vụ Luật sư Doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng

Chi phí thuê luật sư

Các chi phí trong quá trình giải quyết vụ việc sẽ tùy tính chất mà có mức giá khác nhau. Nhìn chung, chi phí sẽ bao gồm hai phần sau:

  • Phí cố định: Sẽ được thanh toán theo từng giai đoạn cụ thể, những vụ việc khác nhau sẽ được thanh toán theo từng mức phí khác nhau;
  • Phí kết quả: Thanh toán theo mức độ kết quả mà Chuyên Tư Vấn Luật mang lại cho quý khách hàng.

Cam kết chất lượng

Chúng tôi lấy phương châm “TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ”, xem khách hàng là người bạn đồng hành cùng công ty. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất:

  • Luôn đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng;
  • Hạch toán chi phí phát sinh rõ ràng, đầy đủ, trung thực;
  • Đáp ứng yêu cầu của khách hàng đúng thời hạn cam kết;
  • Tận tụy vì lợi ích của khách hàng, trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết về vấn đề Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại. Nếu như có thắc mắc về vấn đề này hay cần Tư vấn luật hợp đồng hãy liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết