Luật Hợp Đồng

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng dịch vụ

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng dịch vụ là một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng  Việc quy định cụ thể và chi tiết về thời hạn thanh toán, địa điểm, phương thức, hậu quả của việc chậm thanh toán, hay các chế tài trong trường hợp chậm thanh toán là rất cần thiết. Trong bài viết này. Luật Long Phan sẽ trình bài về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng dịch vụ.

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng dịch vụ

Nội dung điều khoản thanh toán trong hợp đồng

Theo quy định tại điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 về nội dung của hợp đồng dịch vụ như sau:

  1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
  2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Như vậy, hợp đồng có thể có những điều khoản nêu trên. Bên cạnh đó, tuỳ vào mục đích giao kết hợp đồng là gì mà các bên có thể điều chỉnh các điều khoản cho phù hợp với mục đích và mong muốn của mình trong giao dịch.

Phương thức thanh toán

Các bên cần thỏa thuận rõ ràng phương thức thanh toán để tránh rủi ro pháp lý, Theo quy định của điều 433 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về phương thức thanh toán như sau:

  • Phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.
  • Trường hợp pháp luật quy định phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
  • Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về phương thức thanh toán thì phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Đối với hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài các bên có thể áp dụng phương thức mang tính chất chuyên nghiệp hơn và có sự hỗ trợ từ bên thứ ba – thường là các tổ chức tín dụng, ngân hàng như:

  • Chuyển tiền bằng điện tín
  • Chuyển tiền bằng thư
  • Phương thức thanh toán nhờ thu
  • Phương thức tín dụng chứng từ
  • Một số phương thức khác theo tập quán thanh toán quốc tế.
nội dung của hợp đồng dịch vụ

Giá trị thanh toán, đơn vị tiền tệ thanh toán

Theo quy định tại Điều 433 Bộ luật dân sự 2015

  • Giá do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.
  • Trường hợp pháp luật quy định giá phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

Bên cạnh đó điều 86 Luật thương mại 2005 cũng có quy định về giá dịch vụ như sau: Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

Thời gian thanh toán

Theo quy định tại điều 519 Bộ luật dân sự 2015 và điều 87 Luật thương mại 2005 về thời hạn thanh toán dịch vụ như sau:

  • Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
  • Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành.

Như vậy, tùy vào trường hợp mà các bên thỏa thuận về thời hạn thanh toán, nếu các bên không thoả thuận thì các bên có thể áp dụng theo quy định pháp luật.

Cơ chế giải quyết khi phát sinh tranh chấp về thanh toán

Cơ chế giải quyết khi phát sinh tranh chấp về thanh toán

Thương lượng và hoà giải

  • Thương lượng: các bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý. Phương pháp này không có chế tài bắt buộc phải thực hiện nên sẽ có nhiều rủi ro khi bên kia không thực hiện theo kết quả thương lượng.
  • Tự hoà giải: Việc tổ chức và giám sát do các bên tự quy định không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức hoặc người hòa giải thứ ba nào.
  • Hòa giải quy chế: Do một tổ chức, hoặc một trung tâm hòa giải chuyên nghiệp thực hiện, các bên phải tuân theo những nguyên tắc hòa giải riêng của tổ chức hòa giải đó.Về mặt pháp lý quyết định của Hòa giải không có hiệu lực bắt buộc thi hành.

Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại

Căn cứ theo Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài gồm:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
  • Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài quy định tại điều 30,31,35,37,38 Luật trọng tài thương mại 2010

 Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án

Đây là hình thức mang tính cưỡng chế cao nhất, được tiến hành thông qua cơ quan tư pháp đó là toà án. Căn cứ theo Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:

  • Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.
  • Ưu điểm: Quyết định của Tòa án sẽ được đảm bảo việc thi hành; giải quyết được chính xác, khách quan, công bằng cho các bên, đúng với quy định của pháp; Chi phí thấp hơn so với trọng tài.

Sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan

Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ta có thể đưa ra khái niệm bất khả kháng như sau: “ Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép” Từ khái niệm sự kiện bất khả kháng ta có thể xác định một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, đó là những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: sự kiện bão, lũ, động đất, sóng thần…
  • Thứ hai, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
  • Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Đối với nội dung của một hợp đồng dịch vụ theo quy định theo quy định tại điều 398 BLDS 2015 không quy định bắt buộc điều khoản về bất khả kháng, nhưng trong hợp đồng các bên nên đưa thêm điều khoản này vào để có thể miễn trừ trách nhiệm một cách an toàn. Như vậy nếu trong hợp đồng có quy định về điều khoản bất khả kháng thì khi xảy ra tranh chấp tòa án sẽ căn cứ vào đó để ra phán quyết công bằng hơn cho các bên

Luật sư tư vấn hợp đồng dịch vụ

Tư vấn quá trình chuẩn bị, đàm phán, giao kết và thực hiện

  • Gặp gỡ, trao đổi với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… để nắm được tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên.
  • Soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng
  • Sàng lọc, thu thập thông tin, yêu cầu khi giao kết hợp đồng;
  • Soạn thảo, đàm phán và tiến đến giao kết hợp đồng.
  • Soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng theo nhu cầu khách hàng

 Cử đại diện tham gia đàm phán, soạn thảo, giải quyết tranh chấp hợp đồng.

  • Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Tư vấn, soạn thảo, đàm phán các nội dung điều chỉnh (phụ lục hợp đồng – nếu có);
  • Tư vấn, nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp hợp đồng (các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận, trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là trung tâm trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm);
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.

>>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến điều khoản thanh toán trong hợp đồng dịch vụ. Nếu bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật, gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể và kịp thời. Xin cảm ơn. 

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết