Luật Hợp Đồng

Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế

Hiện nay, quan hệ thương mại quốc tế càng được mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn. Doanh nghiệp đang phải bước vào những địa hạt pháp lý không quen thuộc nên việc đề ra Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế rất cần thiết. Như vậy việc lựa chọn điều khoản áp dụng giải quyết cơ quan giải quyết trong hợp đồng thương mại quốc tế như thế nào là yếu tố quan trọng? Bài viết sau đây của Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp Quý đọc giả cụ thể như sau:

Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế

Lựa chọn Luật nội dung và điều kiện để lựa chọn được áp dụng

Quyền lựa chọn luật nội dung áp dụng giải quyết

Đặc tính cơ bản luật được chọn

Luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế có thể là luật do các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, các bên cần lưu ý đến các điều kiện trước khi chọn luật áp dụng để đưa vào Hợp Đồng, luật được chọn có các đặc tính sau:

  • Phải có nội dung phù hợp: không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình; với thông lệ chung của hoạt động thương mại quốc tế;
  • Phải là luật thực chất: vì nếu chấp nhận luật tự chọn bao gồm cả luật xung đột thì đồng nghĩa với việc chấp nhận dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài. Như vậy, khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến một luật khác và luật đó được áp dụng thì luật được áp dụng này đã trái với ý chí tự chọn luật ban đầu của các bên.
  • Lựa chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật: Các bên nếu cố ý khai thác quy định pháp luật nhằm mục đích lẩn tránh hệ thống pháp luật đáng lẽ phải được áp dụng sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
  • Phải dễ tiếp cận về mặt nội dung và ngôn ngữ :Ngôn ngữ trong luật được chọn tốt nhất là ngôn ngữ thông dụng, cần chọn luật của nước được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, mang tính công khai minh bạch, ổn định và dễ tìm thấy.
  • Phải có tính “trung lập” với hệ thống pháp luật của các bên, tránh có những quy định và sự khác biệt lớn trong việc áp dụng và giải thích luật.

Trường hợp khó khăn trong việc chọn luật áp dụng

Trong trường hợp việc chọn luật áp dụng khó khăn, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo lưu việc áp dụng luật quốc gia cho những vấn đề không được quy định trong Hợp Đồng.

Lựa chọn Luật nội dung và điều kiện để lựa chọn được áp dụng

Sự phù hợp của quyền chọn luật áp dụng và quy định pháp luật giải quyết tranh chấp

Sự phù hợp một hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên lựa chọn.

Các bên có thể chọn:

  1. a) pháp luật áp dụng đối với toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng; và
  2. b) pháp luật khác nhau áp dụng với những phần khác nhau của hợp đồng.

Theo đó, lựa chọn có thể được thực hiện hoặc thay đổi vào bất kỳ thời điểm nào. Một lựa chọn hoặc thay đổi được đưa ra sau khi hợp đồng được ký kết không ảnh hưởng đến hiệu lực trước đó hoặc quyền của bên thứ ba. Không cần có mối liên hệ giữa pháp luật được chọn và các bên hoặc giao dịch của họ. Theo nguyên tắc, Pháp luật được chọn bởi các bên có thể là nguyên tắc pháp luật được chấp nhận chung ở cấp độ quốc tế, siêu quốc gia hoặc khu vực với tư cách một hệ thống các quy tắc trung lập và hài hòa, trừ khi pháp luật của nơi xét xử quy định khác.

Quy định pháp luật giải quyết tranh chấp

Hiện nay có bốn phương thức giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng thương mại quốc tế, đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án.

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết thường được áp dụng trong giải quyết tranh chấp quốc tế, đó là việc các bên đương sự cùng trao đổi, thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kết quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể giải quyết hoặc không. Thương lượng được tiến hành bằng hai cách: Hai bên trực tiếp gặp nhau đề bàn bạc, thỏa thuận hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.

Hòa giải

Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua vai trò của người thứ ba. Hòa giải có thể tiến thành bằng hai cách: Một là các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng chỉ định hòa giải viên và tiến hành hòa giải mà không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào hết. Hai là các bên thỏa thuận hòa giải theo một quy tắc tố tụng của một tổ chức nghề nghiệp hay một tổ chức trọng tài nào đó, chẳng hạn như quy tắc hòa giải của Phòng thương mại quốc tế (ICC).

Trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng. Hiện nay có các loại trọng tài sau: Trọng tài ad hoc và trọng tài thương trực.

Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Do đó, các đương sự trong tranh chấp thường coi việc giải quyết tranh chấp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đặc biệt, khi có xung đột xảy ra, các bên thương lựa chọn hình thức thương lượng hay hòa giải chứ ít bên muốn lựa chọn trọng tài hay tòa án.

Lựa chọn cơ quan tài phán và thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp

Quyền lựa chọn

  1. Quyền lựa chọn cơ quan tài phán là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.
  2. Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có thể được xem xét dưới 3 góc độ:

Về nội dung của thỏa thuận trọng tài

Khi xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài các bên cần lưu ý đến yếu tố đặc trưng để phân biệt thỏa thuận trọng tài với các thỏa thuận khác:

  • Năng lực ký thỏa thuận trọng tài
  • Đối tượng tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài
  • Hình thức của thỏa thuận trọng tài
  • Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi tiến hành tố tụng trọng tài

Trong trường hợp một bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì bên đó có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài và thẩm quyền của trọng tài.

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi kết thúc tố tụng trọng tài

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định về giải quyết vụ tranh chấp và quyết định đó của trọng tài có hiệu lực bắt buộc, các bên không có quyền kháng cáo. Khi kết thúc tố tụng và hội đồng đã ban hành quyết định trọng tài, quyết định này có giá trị chung thẩm, nhưng nếu một bên không đồng ý với quyết định đó có thể gửi đơn kháng cáo đến Tòa án yêu cầu hủy không công nhận và thi hành quyết định này.

Sự chấp thuận giải quyết từ cơ quan tài phán

Nếu các bên thỏa thuận chấp nhận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế được xác định như sau: Theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất. Trường hợp Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế theo Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:

  • Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
  • Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Các trường hợp thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng bị vô hiệu

Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại, khi lựa chọn thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu

Bên cạnh đó, các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu cụ thể được quy định tại BLDS 2015 từ Điều 123 đến Điều 129 và Điều 408 BLDS 2015, đó là:

  • Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123);
  • Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124);
  • Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125);
  • Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126);
  • Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
  • Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128);
  • Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129);
  • Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408).

Dịch vụ luật sư Hợp đồng

Tư vấn

  • Tư vấn các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại hợp đồng để khách hàng có sự thấu hiểu về mặt pháp lý, đảm bảo việc giao kết hợp đồng được thực hiện một cách có lợi nhất nhưng đảm bảo đúng quy định pháp luật.
  • Đánh giá, tư vấn về lộ trình và chiến lược đàm phán hợp đồng, nghiên cứu tư vấn các cơ sở pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp của toàn bộ hồ sơ, cung cấp ý kiến pháp lý chi tiết liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng
  • Tư vấn pháp lý về hình thức và xây dựng cấu trúc Hợp đồng, luật điều chỉnh, bảo đảm thực hiện hợp đồng, lựa chọn cơ quan/cơ chế giải quyết tranh chấp, các quy định về giải quyết tranh chấp, xung đột pháp luật, cơ cấu điều khoản, cơ cấu quyền và nghĩa vụ, giải pháp pháp lý tối ưu cho khách hàng về xử lý rủi ro, tranh chấp và nghĩa vụ thuế
  • Thẩm định về pháp lý đối tác ký Hợp đồng, tài sản và đối tượng Hợp đồng, kiểm tra và tư vấn pháp lý các văn kiện Pháp lý liên quan đến Hợp đồng
  • Tư vấn các trường hợp hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng; sửa đổi đề nghị, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

Soạn thảo

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng góp vốn vào công ty;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt tiền cọc, thuê, mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng, hợp đồng dịch vụ khác;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng vay mượn tài sản;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng dịch vụ

Tham gia đàm phán, thương lượng, giải quyết tranh chấp

  • Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Tư vấn, soạn thảo, đàm phán các nội dung điều chỉnh (phụ lục hợp đồng – nếu có);
  • Tư vấn, nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp hợp đồng (các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận, trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là trung tâm trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm);
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.
Dịch vụ luật sư Hợp đồng thương mại quốc tế

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn luật hợp đồng hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết