Luật Hình Sự

Diễn biến một phiên tòa sơ thẩm như thế nào? Chi phí nhờ luật sư ngồi một phiên tòa sơ thẩm

Diễn biến một phiên tòa sơ thẩm như thế nào? Chi phí nhờ luật sự ngồi một phiên tòa sơ thẩm? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Quá trình giải quyết một vụ án của hội đồng xét xử sơ thẩm cũng đã là một quá trình TỐ TỤNG vô cùng phức tạp. Bài viết sau đây sẽ cho bạn đọc thấy được diễn biến thực tế của quá trình này.

Thủ tục tố tụng các vụ án theo quy định pháp luật

>>> Xem thêm: Phiên Tòa Sơ Thẩm Trong Vụ Án Hành Chính

Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm

Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

  • Với vụ án dân sự các bước cụ thể bạn đọc tham khảo thêm tại Điều 237 BLTTDS 2015 và bài viết sau đây:
  • Với vụ án hình sự các bước cụ thể bạn đọc tham khảo thêm tại Điều 300 BLTTHS 2015
  • Với vụ án hành chính các bước cụ thể bạn đọc tham khảo thêm tại Điều 167 LTTHC 2015

Lưu ý:  Các vụ án Dân sự, Hình sự, Hành chính sẽ có thêm thủ tục xem xét xử vắng mặt một số cá nhân trong trường hợp riêng của từng vụ án (quy định cụ thể tại Điều 238 BLTTDS 2015, Điều 290 BLTTHS 2015, Điều 158 LTTHC 2015).

Khai mạc phiên tòa

Thủ tục khai mạc phiên lần lượt đối các vụ án Dân sự, Hình sự, Hành chính là tại những Điều sau: 239 BLTTDS 2015, 300 BLTTHS 2015, 169 LTTHC 2015.

Lưu ý:

  • Đối với các vụ án Dân sựHành chính thì sẽ có thêm quá trình hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu. Vì cơ bản quan hệ Dân sự vẫn dựa trên nền tảng sự thỏa thuận, các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về quyền và lợi ích của mình.
  • Còn đối với các vụ án Hình sự một phần do tính chất nghiêm trọng của nó và một phần do bản chất của quan hệ pháp luật hình sự là những quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm. Nên việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu không xảy ra.

>>>Xem thêm: Xét xử trực tuyến – giải quyết án tồn giữa băn khoăn đảm bảo tố tụng

Xem xét, quyết định hõa phiên tòa khi có người vắng mặt

Thực tế trong quá trình giải quyết vụ án vẫn có những trường hợp khách quan nào đó mà các đương sự, người tiến hành tố tụng không thể có mặt từ đó dẫn đến việc hoãn phiên Tòa.

Cơ sở pháp lý: Điều 241 BLTTDS 2015, Điều 297 BLTTHS 2015, Điều 162 LTTHC 2015.

Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

Đây là bước mà hội đồng xét xử sẽ xem xét đến vấn đề yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của các đương sự từ đó sẽ đưa ra các quyết định đồng ý hoặc không đồng ý với các yêu cầu trên.

  • Với vụ án Dân sự xem chi tiết tại Điều 244 BLTTDS 2015.
  • Với vụ án Hành chính xem chi tiết tại Điều 173 LTTHC 2015.

Lưu ý: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là thủ tục mà chỉ có tố tụng Dân sự mới có. Xem cụ thể tại Điều 246 BLTTDS 2015.

Kết thúc quá trình chuẩn bị xét xử trên, quá trình xét xử sơ thẩm sẽ bắt đầu.

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

dich vu luat su giai quyet tranh chap dan su
Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

>>>Xem thêm: Hướng giải quyết thủ tục bảo hiểm cho người lao động khi thỏa thuận hoãn hợp đồng

Đối với từng loại vụ án khác nhau thì thủ tục này sẽ có những khác biệt cụ thể như sau:

  • Với vụ án Dân sự, Hành chính mở đầu sẽ là phần trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của người bị kiện đối với các yêu cầu của người khởi kiện và ngược lại. Các vấn đề chưa rõ, còn mâu thuẫn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.vvv.. ( Điều 248 BLTTDS 2015, Điều 176 LTTHC 2015)
  • Riêng với Hình sự thì sẽ theo trình tự như sau: công bố cáo trạng (Điều 306 BLTTHS), công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố (Điều 308 BLTTHS)

Thủ tục hỏi:

  • Với vụ án Dân sự (từ Điều 249- Điều 253 BLTTDS)
  • Với vụ án Hình sư (từ Điều 309-Điều 311 BLTTHS)
  • Với vụ án Hành chính (từ Điều 177-Điều 181 LTTHC)

Lưu ý:

  • Trong thủ tục hỏi sẽ là quá trình xem xét các tài liệu, chứng cứ được cung cấp hoặc điều tra được.
  • Đối với vụ án Hình sự sẽ có thêm những thủ tục điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến ( Điều 317 BLTTHS).

Kết thúc thủ tục hỏi sẽ là thủ tục tranh luận nhưng riêng đối với vụ án Hình sự thì các thủ tục tiếp sau đây là vô cùng đặc thù:

  • Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
  • Trình tự phát biểu khi tranh luận
  • Luận tội của Kiểm sát viên

Thủ tục tranh luận:

  • Với vụ án Dân sự (từ Điều 260-Điều 262 BLTTDS)
  • Với vụ án Hình sự (Điều 322 BLTTHS)
  • Với vụ án Hành chính (Điều 188-189 LTTHC)

Lưu ý:

  • Viện kiểm sát sẽ phát biểu ý kiến của mình trong các vụ án Dân sự, Hành chính còn đối với Hình sự thì công việc của Viện kiểm sát đã thực hiện phần trên.
  • Với vụ án Dân sự quá trình hỏi và tranh luận sẽ tiếp tục nếu vẫn thấy xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem thêm các chứng cứ.
  • Vụ án Dân sự, Hành chính quá trình hỏi và tranh luận sẽ tiếp tục diễn ra nếu các bên vẫn thấy xem xét là chưa đầy đủ hoặc cần xem thêm các chứng cứ. Quá trình này tùy khả năng sẽ diễn ra trước hoặc sau nghị án.
  • Các bị cáo trong vụ án Hình sự sẽ được nói lời sau cùng.

Nghị án và tuyên án

Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

>>>Xem thêm: Gia đình bị hại có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

  • Với vụ án Dân sự (từ Điều 264-Điều 267 BLTTDS)
  • Với vụ án Hình sự (Điều 326-Điều 327 BLTTHS)
  • Với vụ án Hành chính (Điều 191, 195 LTTHC)

Khi nào Phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Nhìn chung thì ta có thể hiểu vấn đề này như sau:

  • Phúc thẩm là xét lại vụ án, quyết định đã được toà án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
  • Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
  • Tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Chi phí nhờ Luật sư khi tham gia phiên tòa sơ thẩm

Tùy thuộc vào kết quả của việc giải quyết các tranh chấp này mà phí thuê luật sư sẽ giao động như sau: 

  • Phí cố định: quá giải quyết tranh chấp có thể vô cùng phức tạp, có thể đi từ giai đoạn khởi kiện đến các giai đoạn khác như sơ thẩm, phúc thẩm cũng sẽ có thể đến cả Giám Đốc thẩm, Tái thẩm. Vì thế chi phí sẽ có thay đổi tùy theo tiến độ giải quyết tranh chấp.
  • Phí kết quả: Không phải bất cứ vụ việc nào đương sự cũng là người chiến thắng, vì thế tùy vào kết quả mà phía Luật sư có thể tối ưu hóa lợi ích cho thân chủ của mình mà chi phí sẽ thay đổi theo mức độ kết quả mà Luật sư thực hiện được đối với mỗi vụ án là khác nhau.

Trên đây là bài viết về diễn biến một phiên tòa sơ thẩm. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT, nhu cầu về LUẬT SƯ KHỞI KIỆN hoặc các vấn về pháp lý  khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn tận tình, chu đáo. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.     

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết