Luật Doanh Nghiệp

Dịch vụ thành lập Chi nhánh, văn phòng đại diện cho công ty

Thành lập Chi nhánh, văn phòng đại diện cho công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những về hồ sơ, thủ tục và phải có ít nhất một công ty riêng, có tư cách pháp nhân đầy đủ, đáp ứng thêm 1 số điều kiện khác. Công ty chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ hướng dẫn  đăng ký và soạn thảo thủ tục, hồ sơ thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện công ty, đảm bảo về quyền lợi cho doanh nghiệp khi thành lập Chi nhánh hay Văn phòng đại diện cho công ty.

Dịch vụ thành lập chi nhánh, đại diện văn phòng

Dịch vụ thành lập chi nhánh, đại diện văn phòng

Thủ tục và hồ sơ thành lập chi nhánh

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 14 và Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sở tại cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập chi nhánh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập chi nhánh

Căn cứ Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập chi nhánh:

Đăng ký thành lập chi nhánh trong nước:

  • Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7);
  • Bản sao nghị quyết, Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
  • Bản sao nghị quyết, Quyết định và bản sao Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Bản sao Nghị quyết, Quyết định và bản sao Biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao Nghị quyết, Quyết định và bản sao Biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện. (Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
  • Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập chi nhánh kinh doanh thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đăng ký thành lập chi nhánh ở nước ngoài:

  • Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-8)
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi doanh nghiệp mở thêm chi nhánh văn phòng đại diện 

Thủ tục thành lập chi nhánh

Trường hợp đăng ký trực tiếp theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Sau 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 44 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;
  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • Thành lập chi nhánh theo quy định pháp luật hiện hành

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 45 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Thành lập chi nhánh

Thành lập chi nhánh

Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 14 và Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sở tại cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập văn phòng đại diện và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh 

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ – CP được quy định như sau:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Căn cứ Điều 10 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ cần nộp để thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

  • Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận;
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
  • Bản dịch công chứng báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản dịch công chứng hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
  • Hợp đồng thuê văn phòng sao y chứng thực;
  • Bản công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản).

Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện

Căn cứ Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 quy về đăng ký doanh nghiệp trong đó có hoạt động đăng ký Văn phòng đại diện:

Trường hợp đăng ký trực tiếp theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Sau 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 44 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;
  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • Thành lập chi nhánh theo quy định pháp luật hiện hành

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 45 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Chi nhánh, văn phòng đại diện

Chi nhánh, văn phòng đại diện

Các nội dung trong dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Luật sư doanh nghiệp theo sự vụ

  • Cung cấp biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật về thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện. Soạn thảo biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật và chính sách với doanh nghiệp;
  • Tiếp nhận thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp, nghiên cứu hồ sơ, vụ việc của khách hàng;
  • Nghiên cứu, kiểm tra tính hợp pháp của các hành vi pháp lý, hiệu lực pháp luật của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp dựa trên các văn bản pháp luật, các căn cứ pháp luật hiện đang áp dụng hoặc điều chỉnh các hành vi pháp lý liên quan đến vụ việc thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện của khách hàng;
  • Soạn thảo các biểu mẫu, chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục pháp lý để thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Trả kết quả hồ sơ cho công ty kiểm duyệt thông tin và hướng dẫn cụ thể quy trình nộp thủ tục hồ sơ cho công ty.

Luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể yêu cầu Luật sư tư vấn, thực hiện các công việc pháp lý bất cứ khi nào và tại bất cứ nơi nào phát sinh vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, dịch vụ tư vấn soạn thảo thường xuyên đóng vai trò như “Luật sư nội bộ”, là một bộ phận pháp chế của doanh nghiệp một cách đúng nghĩa. Quý Khách hàng có thể hoàn toàn an tâm giao toàn bộ các công việc soạn thảo bởi chúng tôi luôn cam kết tất cả các thông tin của doanh nghiệp có được trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối.

Luật sư  thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho công ty

  • Tư vấn hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện
  • Soạn thảo các hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký thành lập
  • Tiếp nhận thông tin và thông báo nhanh chóng cho khách hàng
  • Tư vấn sửa chữa, bổ sung hồ sơ, thủ tục phù hợp với quy định
  • Nghiên cứu đưa ra phương hướng phù hợp cho loại hình phù hợp của công ty

Tùy theo từng mục đích của công ty, Luật sư sẽ tư vấn để đưa ra lựa chọn phù hợp với mô hình công ty mong muốn hướng đến và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và tư vấn trình tự thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho công ty. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư Doanh Nghiệp của chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng và kịp thời.

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết