Dịch Vụ Luật Sư

Luật sư bảo vệ đương sự trong tranh chấp Hợp đồng FIDIC tại Tòa

Luật sư bảo vệ đương sự trong tranh chấp Hợp đồng FIDIC tại Tòa đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Hợp đồng FIDIC thường áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Khi phát sinh tranh chấp, luật sư sẽ đại diện bảo vệ quyền lợi của đương sự trước Tòa án theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Chuyên tư vấn luật để hiểu rõ hơn nội dung này.

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC tại Tòa

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC tại Tòa

Các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC

Hợp đồng FIDIC quy định nhiều phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên, phù hợp với nguyên tắc được quy định tại khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014. Theo đó, đối với tranh chấp FIDIC được giải quyết tại Việt Nam sẽ được tiến hành như sau:

Thương lượng là bước đầu tiên khi phát sinh bất đồng. Các bên sẽ trao đổi trực tiếp để tìm giải pháp.

Nếu thương lượng không thành, hòa giải là phương án tiếp theo theo Điều 180-185 Luật Thương mại 2005. Một bên thứ ba trung lập sẽ hỗ trợ các bên đạt thỏa thuận. Trọng tài thương mại là lựa chọn phổ biến trong hợp đồng xây dựng quốc tế, được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010. Phán quyết trọng tài có giá trị pháp lý cao.

Tòa án là một trong những phương thức hữu hiệu giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC

Hội đồng giải quyết tranh chấp (DAB) là cơ chế đặc thù trong hợp đồng FIDIC. DAB gồm các chuyên gia độc lập do các bên chỉ định. Họ có thẩm quyền đưa ra quyết định ràng buộc tạm thời. Nếu một bên không đồng ý với quyết định DAB, có thể đưa vụ việc ra trọng tài hoặc tòa án theo quy định của hợp đồng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC được xác định dựa trên luật áp dụng và thỏa thuận của các bên. Tòa án có thẩm quyền chung đối với mọi tranh chấp dân sự theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trọng tài thương mại có thẩm quyền khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng, theo Điều 2, 5 Luật Trọng tài thương mại 2010. Các bên có thể chọn trọng tài trong nước hoặc quốc tế.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp FIDC

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp FIDC

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng FIDIC tại tòa

Hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện là bước đầu tiên trong quy trình tố tụng tại tòa, theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Hợp đồng FIDIC và các phụ lục hợp đồng đã ký kết giữa các bên.
  • Biên bản ghi nhận, trao đổi trong quá trình giải quyết tranh chấp trước tố tụng (nếu có).
  • Chứng cứ liên quan: Tài liệu, hồ sơ kỹ thuật; Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; Các văn bản trao đổi giữa các bên,..
  • Giấy tờ pháp lý người khởi kiện.
  • Văn bản ủy quyền khởi kiện (nếu có)
  • Các tài liệu, hồ sơ đính kèm khác có liên quan giải quyết tranh chấp.

Thủ tục giải quyết

Các bước giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC tại Tòa:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện nộp hồ sơ đến Tòa án cấp có thẩm quyền. Phương thức gửi hồ sơ có thể là: gửi trực tiếp, gửi bưu điện hoặc gửi Cổng dịch vụ Công quốc gia.

Bước 2: Xem xét và thụ lý đơn

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khởi kiện, Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn.

Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán ra một trong các quyền định tương ứng để giải quyết đơn kiện.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán ra thông báo tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trừ trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì thụ lý ngay khi đủ điều kiện.

Trong 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người khởi kiện phải nộp biên lai tạm ứng đến tòa để được thụ lý giải quyết. Thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án khi nhận được biên lai tạm ứng án phí.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

  • Mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
  • Tòa án tiến hành hòa giải giữa các bên. Trừ trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được hoặc không được hòa giải.
  • Nếu hòa giải thành, Tòa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận các bên.
  • Nếu không thành, chuyển sang bước tiếp theo ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Phiên tòa xét xử sơ thẩm

Cơ sở pháp lý: Phần II Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC tại Tòa

Các công việc luật sư của Chuyên tư vấn luật thực hiện khi cung cấp dịch vụ bào gồm:

  • Tư vấn ban đầu: Phân tích hợp đồng FIDIC và tình huống tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp nhất
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: Soạn thảo đơn khởi kiện; Thu thập và sắp xếp chứng cứ; Chuẩn bị các tài liệu cần thiết khác
  • Đại diện trong quá trình tố tụng: Nộp đơn và theo dõi việc thụ lý vụ án; Tham gia phiên hòa giải
  • Thu thập chứng cứ bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
  • Trình bày, tranh luận bảo vệ quyền lợi thân chủ trong tranh chấp hợp đồng FIDIC

Dịch vụ giải quyết tranh chấp xây dựng có yêu tố nước ngoài

Dịch vụ giải quyết tranh chấp xây dựng có yêu tố nước ngoài

Tranh chấp Hợp đồng FIDIC có nhiều dạng vì vậy các bên tranh chấp cần xác định cụ thể quan hệ tranh chấp về vấn đề gì. Từ đó, lựa chọn phương án giải quyết phù hợp nhất. Các bên hợp đồng này cần chuẩn bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp xảy ra tranh chấp về nội dung này, khách hàng có thể liện hệ Chuyên tư vấn luật. Hotline 1900636387 luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 986 bài viết