Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền

Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền là câu hỏi được đặt ra đối với nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu. Việc bảo hộ giúp cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình được phát triển cũng như bảo vệ tối đa quyền lợi của mình. Do đó, bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm ở đâu, chi phí thực hiện cũng như dịch vụ luật sư đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền sẽ được chúng tôi cung cấp thông qua bài viết sau.

Đăng ký thương hiệu nhãn hiệu độc quyền  Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền là gì?

  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Đối với thương hiệu thì cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu.
  • Nhưng đối với nhãn hiệu nhãn hiệu thì có thể đăng ký bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền?

Ở nước ta không hiếm gặp việc các nhãn hiệu có tên tuổi thường xuyên bị xâm phạm dưới các hình thức như sao chép, bắt chước kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng và làm tổn hại đến kinh tế và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Do đó việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền

Việc lựa chọn mẫu thương hiệu và phân nhóm thương hiệu đăng ký sẽ giúp khách hàng xác định được phạm vi quyền của thương hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu, việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký của thương hiệu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị, chi tiết hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách có thể tham khảo.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ (Cục SHTT)

Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục SHTT.

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo yêu cầu chủ đơn nộp phí cấp văn bằng, trường hợp ngược lại sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối.

Căn cứ theo theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

  • 2 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đánh máy (theo mẫu số 04-Nhãn hiệu Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
  • 05 Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu kèm theo;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

Được quy định tại khoản 1 Điều 7 mục 1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN và khoản 7a Điều 1 Thông tư số 16/2016/ TT-BKHCN

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu: 75.000 đồng;
  • Lệ phí công bố đơn đăng ký: 120.000 đồng;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng;
  • Phí thẩm định đơn đăng ký: 550.000 đồng.

Được quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC và Thông tư 263/2016/TT- BTC

Lưu ý: Lệ phí trên dành cho 1 logo thương hiệu/1 nhóm ngành nghề/tối đa 6 sản phẩm.

Ngoài ra, trong quá trình đăng ký logo thương hiệu, một số trường hợp khách hàng sẽ phải chi trả thêm một số khoản tiền do việc sai sót trong quá trình soạn thảo đơn đăng ký như phân nhóm sản phẩm, dịch vụ sai, thiếu thông tin…. Tuy nhiên, chi phí này thường rất nhỏ nên cũng không phải là vấn đề lớn với người nộp đơn.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ nộp đơn đăng ký, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ cho đơn vị nộp đơn đăng ký.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

  • Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa và các thủ tục pháp lý liên quan
  • Tư vấn cách thức thiết kế nhãn hiệu cho phù hợp với hàng hóa/dịch vụ dự kiến đăng ký
  • Thực hiện việc phân nhóm ngành đăng ký theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết và soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đại diện cho quý khách nộp và theo dõi đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Giúp khách hàng soạn thảo công văn khiếu nại trong trường hợp doanh nghiệp nhận được quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng, nhận văng bằng và bàn giao cho Quý khách
  • Tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã được cấp văn bằng
  • Thực hiện thủ tục chuyển nhượng văn bằng đã được cấp cho chủ thế khác
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác

>> Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Bài viết cung cấp cho bạn đọc về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chi phí đăng ký cũng như dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền. Nếu bạn đọc còn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký thì đằng ngần ngại sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi để đảm bảo việc thực hiện diễn ra nhanh chóng và chính xác thông qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Sở hữu trí tuệ tư vấn chi tiết.

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết