Luật Dân sự

Dây Họ Là Gì? Người Bao Nhiêu Tuổi Trở Lên Thì Được Tham Gia Dây Họ?

Dây họ là gì? Người bao nhiêu tuổi trở lên thì được tham gia dây họ? Mặc dù, hiện tượng dây họ khá phổ biến trong thực tiễn hiện nay và pháp luật có quy định điều chỉnh về vấn đề này nhưng đa phần những người tham gia không hiểu rõ hoặc nắm bắt chưa kĩ nên dẫn đến có những trường hợp vi phạm pháp luật. Thậm chí hình thành nên những đường dây cho vay nóng, cho vay nặng lãi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như gây khó dễ trong quản lí trật tự xã hội của nhà nước.

Người bao nhiêu tuổi trở lên thì được tham gia dây họ?

Vậy dây họ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì:

Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia họ về thời gian, phần họ, thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có) và các thành viên.

Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP còn có một số thuật ngữ liên quan khác như:

  • Thành viên là người tham gia dây họ, góp phần họ, được lĩnh họ và trả lãi (nếu có).
  • Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ.
  • Phần họ là số tiền hoặc tài sản khác (sau đây gọi là tiền) được xác định theo thoả thuận mà mỗi thành viên phải góp tại mỗi kỳ mở họ.
  • Kỳ mở họ là thời điểm được xác định theo thoả thuận của những người tham gia dây họ mà tại thời điểm đó các thành viên góp phần họ và có thành viên được lĩnh họ.
  • Họ không có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác.
  • Họ có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác.
  • Họ hưởng hoa hồng là họ có lãi hoặc họ không có lãi mà thành viên được lĩnh họ phải trả một khoản hoa hồng cho chủ họ theo mức do những người tham gia dây họ thỏa thuận.

Hụi (họ) là một trong những hình thức để huy động vốn, tương trợ trong nhân dân được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dành hẳn một điều để quy định về vấn đề này tại Điều 471:

  • Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
  • Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
  • Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Khái niệm dây họ theo quy định của pháp luật

Người bao nhiêu tuổi trở lên thì được tham gia dây họ?

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì điều kiện về độ tuổi để được làm thành viên dây họ là:

  • Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Nhưng đối với chủ họ thì phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người tham gia dây họ cần chú ý những điều gì?

Hình thức chơi họ (hụi) hiện nay khá phổ biến. Đặc biệt là ở những vùng quê nghèo, kiến thức pháp luật của người dân còn khá nhiều hạn chế, hiểu biết vẫn còn thấp. Từ đó, nó tạo ra rất nhiều nguy hiểm. Hầu như việc chơi họ phát triển với quy mô lớn, có tính chất phức tạp, biến tướng thành hình thức huy động vốn, cho vay nặng lãi. Hiện nay, tuy các quy định pháp luật không cấm hình thức này song vẫn xuất hiện các đường dây chơi hụi lợi dụng để cho vay nặng lãi.

Trên thực tế, việc giao nhận tiền hụi chủ yếu do con hụi ghi lại, không có chữ ký của chủ hụi. Nhiều hụi viên vẫn tin tưởng vào chủ hụi nên không ghi sổ sách hay có bất cứ loại giấy tờ xác nhận nào. Điều này đã tạo điều kiện cho các chủ hụi có cơ hội lừa đảo, giật hụi.

Người tham gia dây họ cần chú ý những điều gì?

Tình trạng mù thông tin của hụi viên trước những dây hụi mình tham gia đang là nguyên nhân chính yếu dẫn đến những vụ vỡ hụi tiền tỷ. Những vụ vỡ hụi được chúng ta biết đến chỉ là số ít trong hàng ngàn dây hụi vẫn đang hoạt động tại các vùng quê, trong các chợ, các văn phòng. Thực trạng này đang tồn tại rất phổ biến, không phải là chưa có nạn nhân, nhưng người dân vẫn mù quáng tin số lãi mà dây họ mang lại để có thể sớm thoát nghèo, thoát khổ.

Đã có rất nhiều trường hợp nhà tan cửa nát, các vụ giựt hụi, bể hụi với số tiền lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ hay thậm chí hàng chục tỷ đồng. Đó là những bài học kinh nghiệm mà mọi người cần cảnh giác để mình không phải là nạn nhân, là người thiếu hiểu biết.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về chủ đề: “Dây Họ Là Gì? Người Bao Nhiêu Tuổi Trở Lên Thì Được Tham Gia Dây Họ?” Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần tư vấn luật dân sự liên quan đến hụi vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900 63 63 87. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.    

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết