Luật Đất Đai

Đất Nằm Trong Quy Hoạch Có Được Thế Chấp Không?

Đất đai là vấn đề khá nhạy cảm những năm gần đây. Đất đai là bất động sản có giá trị và giá trị của loại tài sản này ngày càng tăng theo năm vì sự phát triển của dân số cũng như xã hội. Khi đất được giải tỏa đền bù để quy hoạch thì đây được xem là đất nằm trong diện quy hoạch. Vậy đất nằm trong quy hoạch có được thể chấp không? Có những quy định pháp lý nào về vấn đề này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế chấp đất quy hoạch được không?
Đất quy hoạch có được phép thế chấp không?

>>Xem thêm: Lỡ đặt cọc đất quy hoạch thì phải làm sao?

Đất dự án có được thế chấp không?

Đất dự án hay còn gọi là đất trong diện quy hoạch có những quy định pháp lý riêng. Bởi vì những tính chất đặc thù cũng như những rủi ro pháp lý liên quan đến đất đai khá rắc rối nên cơ quan nhà nước có quy định khá rõ ràng với loại đất này. Thông thường đất trong dự án sẽ được cơ quan nhà nước thu hồi cho các chủ đầu tư thuê hoặc do chính chủ đầu tư đi mua lại đất của người dân. Hình thức thứ hai thì khó xảy ra vì nguồn chi phí khá lớn mà các nhà đầu tư phải trả. Cho nên, đất dự án thường được nhà nước cho thuê. Mặc khác, những dự án đầu tư thường ở những khu vực đông dân cư và phần đất này thuộc quyền sử dụng của nhiều người. Do đó khi đất nằm trong diện quy hoạch mà chưa giải tỏa, thu hồi thì người dân vẫn sống bình thường cho đến khi có quyết định rời đi.

Vậy đất dự án có được thế chấp không? Thế chấp ở đây có thể là thế chấp cho ngân hàng, thế chấp cho một cá nhân nào đó. Theo Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, nếu quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện hoặc đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nhưng người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch thì vẫn được thế chấp khu đất đó theo các quyền quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013.

Đất quy hoạch vẫn được phép thế chấp
Đất quy hoạch vẫn được phép thế chấp khi chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm

>>>Xem thêm: Mua phải đất dính quy hoạch, được đảm bảo những quyền lợi gì?

Đất quy hoạch có được chuyển nhượng không?

Chuyển nhượng là một giao dịch đất đai quan trọng trong lưu thông dân sự. Hằng ngày có rất nhiều gia dịch chuyển nhượng đất đai diễn ra và cũng có nhiều người có nhu cầu chuyển nhượng đất đai. Tuy nhiên, đất quy hoạch không giống như những loại đất thông thường khác về tính chất pháp lý.

Nếu quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện hoặc đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nhưng người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch thì được thực hiện chuyển nhượng như bình thường theo quy định của Điều 49 tương tự trường hợp thế chấp. Do đó, đất quy hoạch vẫn có thể chuyển nhượng nếu thuộc các trường hợp trên.

Làm sao tra cứu thông tin quy hoạch?

Thông tin quy hoạch có thể được xem là thông tin quan trọng nhất để mọi người đặc biệt là những người dân có đất trong diện quy hoạch. Những thông tin này theo quy định thì sẽ được công bố rộng rãi bên ngoài cũng như thông tin đại chúng nhằm mục đích công khai, minh bạch thông tin.

Hiện nay, có nhiều cách để tra cứu thông tin quy hoạch. Thông thường người ta sẽ tìm hiểu các thông tin quy hoạch bằng cách liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết về dự án. Tuy nhiên hiện nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng. Mọi người có thể tra cứu thông tin quy hoạch ngay trên máy tính hoặc chiếc điện thoại của mình. Ứng dụng này mang tên “Thông tin quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh”. Ứng dụng này có đầy đủ các thông tin, thông số về các dự án, đất nào trong diện quy hoạch, diện tích bao nhiêu đều được thể hiện ở đây. Nhờ ứng dụng này mọi người sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để liên hệ với các cơ quan cũng như chủ đầu tư để được cung cấp thông tin quy hoạch.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất Nằm Trong Quy Hoạch Có Được Thế Chấp Không?”. Trường hợp có những thông tin chưa rõ hoặc có những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với https://chuyentuvanluat.com để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết

2 thoughts on “Đất Nằm Trong Quy Hoạch Có Được Thế Chấp Không?

  1. Avatar
    Phương linh says:

    Nhà em mới mua do không rành luật nên xảy ra một số vấn đề như sau.
    1: nhà bị cắt hết
    2: nhà không Được phép xây dựng
    => 2 điệu trên có thể thế chấp nhà cho ngân hàng vay được 2 tỷ không ạ ( nhà mua 3 tỷ ) . Về vấn đề nay là bên ngân hàng làm đúng hay sai ạ . Vf nhà cắt hết và trong quy hoặc vẫn được vay 70% giá trị

    • Avatar
      Châu Dàng says:

      Chào bạn Phương Linh
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, do chưa có đủ thông tin cần thiết về vấn đề pháp lý trên, nên bạn vui lòng để lại số điện thoại cho chúng tôi, các chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn trực tiếp cho bạn về vấn đề này. Hoặc bạn cũng có thể liên lạc qua hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.
      Trân trọng cảm ơn bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *