Khi phát hiện có người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Muốn TỐ CÁO người đó thì cần làm những thủ tục gì? Ai mới có quyền tố cáo? Bài viết dưới đây dưới góc nhìn pháp lý sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục Lục
Quyền của người sử dụng đất
Người sử dụng đất điều có chung những quyền sau đây:
- Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy khi khi phát hiện có người thực hiện hành vi vi phạm trên đất thuộc quyền sử dụng của mình thì người sử dụng có quyền tố cáo.
Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Chuẩn bị hồ sơ vụ việc tố cáo
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc tố cáo bao gồm:
- Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;
- Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;
- Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan.
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
Căn cứ theo Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định trình tự giải quyết tố cáo như sau:
Bước 1: Thụ lý tố cáo (điều 29 Luật Tố Cáo 2018)
Trước khi thụ lý tố cáo, Chủ tịch UBND xã xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo (điều 31 Luật Tố Cáo 2018)
- Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản.
- Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm giao xác minh;
- Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
- Nội dung cần xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh;
- Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
- Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo
- Người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai và được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này
- Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo (điều 35 Luật Tố Cáo 2018)
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình, kết quả xác minh, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
- Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
- Kết luận về nội dung tố cáo là đúng
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; áp dụng các biện pháp xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật;
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo
Bước 4: Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (điều 36 Luật Tố Cáo)
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý.
2. Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo hành vi vi phạm
Đơn gồm các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;
- Tên đơn;
- Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;
- Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
- Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;
- Nội dung tố cáo
Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai
- Tư vấn luật nhà đất. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải khi có tranh chấp bởi hành vi vi phạm
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục tố cáo, tư cách chủ thể và soạn đơn tố cáo.
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến nhà đất
Trên đây là bài viết cụ thể về thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai . Nếu bạn đọc còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến đất đai, hành vi vi phạm đất đai, vui lòng liên hệ ngay số HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn đất đai hỗ trợ kịp thời.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.