Luật Dân sự

Thủ tục ngăn chặn việc mua bán nhà đất nhằm trốn nợ

Các biện pháp ngăn chặn việc mua bán nhà đất nhằm trốn nợ được pháp luật quy định như thế nào? Người đang nợ cố tình thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhà đất nhằm trốn nợ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại trong tranh chấp. Do đó, thông qua bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về thủ tục ngăn chặn việc mua bán nhà đất khi có tranh chấp xảy ra.  

Như thế nào là tẩu tán tài sản?
Như thế nào là tẩu tán tài sản?

Quy định của pháp luật về việc tẩu tán tài sản

Tẩu tán tài sản là việc thực hiện các hành vi chuyển dịch quyền về tài sản như tặng cho, thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi, sang tên hoặc các giao dịch khác nhằm lừa đảo, trốn thuế, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ mà thực tế người này phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hành vi mua bán nhà đất nhằm trốn nợ được xem là hành vi tẩu tán tài sản là bất động sản để trốn nợ. Người đang nợ thực hiện hành vi chuyển nhượng nhà đất để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy, trong trường hợp giao dịch nhằm tẩu tán tài sản nếu có căn cứ xác định thì sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Tòa án có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến việc cấm chuyển dịch tài sản để ngăn chặn những hành vi chuyển dịch tài sản này nếu thấy có yếu tố tẩu tán tài sản.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định ngăn chặn

Đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản theo khoản 10 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì:

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản

Việc đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không loại trừ quyền khởi kiện của các bên.

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Còn với các trường hợp khác, đương sự phải yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án mới xem xét chấp thuận.

Các thủ tục pháp lý liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời
Các thủ tục pháp lý liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời

Nộp đơn yêu cầu

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Xử lý và quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn:

  • Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
  • Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì:
  • Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
  • Riêng đối với trường hợp nhận được đơn yêu cầu đồng thời với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo thì:
  • Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng về các quy định pháp luật liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Qua đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc tẩu tán tài sản cũng như các biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời khi có tranh chấp xảy ra. Quý bạn đọc có nhu cầu giải đáp về các thông tin pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thông qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Trân trọng./.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết