Luật Đất Đai

Hướng xử lý tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề

TRANH CHẤP lối đi chung là vấn đề khá phổ biến, thường tồn tại lâu mà không được giải quyết vì nó còn liên quan đến tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng.  Vậy, hướng xử lý tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.

tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề

Lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề

Quy định về lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề

Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định;

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản LIỀN KỀ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Ngoài ra, khi mở lối đi chung cũng phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ Luật Dân sự 2015 như vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Thỏa thuận về mở lối đi chung

Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Nhưng phải đảm bảo theo Điều 254 Bộ Luật Dân sự 2015.

  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.
  • Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

>> Xem thêm: Điều Kiện, Thủ Tục Ghi Nhận Lối Đi Chung Vào Sổ Đỏ?

Giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề

tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản

Tranh chấp lối đi chung

Việc giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề được thực hiện theo trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

Hòa giải

  • Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở: Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên thực hiện mà phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
  • Hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã: nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lối đi chung

 Đề nghị UBND cấp huyện giải quyết

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
  • Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

 Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, những tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

>> Xem thêm: Cách giải quyết tranh chấp đất đai với hộ liền kề

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai

luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực đất đai Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất để giải quyết tranh chấp đất đai và các lĩnh vực pháp có liên quan. Sẽ trực tiếp hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các công việc như:

  • Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ.
  • Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
  • Tư vấn, hướng dẫn thân chủ những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất.
  • Làm việc với cơ quan chức năng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để bảo vệ cho thân chủ.
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn về hướng xử lý tranh chấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đất đai xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được Luật sư giỏi về đất đai tư vấn KỊP THỜI. Xin cám ơn./.

4.7 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết