Luật Đất Đai

Hướng dẫn tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

Tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ là một trong những tranh chấp phổ biến trong tranh chấp đất đai. Vậy tranh chấp đất không nằm trong SỔ ĐỎ là gì, vai trò của luật sư trong việc hướng dẫn tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ là như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin đầy đủ và chính xác nhất. 

Hướng dẫn tranh chấp đất không còn nằm trong sổ đỏ
Hướng dẫn tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

Thế nào là tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

Tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ là gì?

Về định nghĩa, sổ đỏ là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ nghĩa là tranh chấp đất không nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc là tranh chấp đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không nằm trong sổ đỏ

Đối với tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ, ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ giải quyết tranh chấp đất các giấy tờ khác chứng minh được quyền này (đã được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Một số loại giấy tờ như là:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
  • Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
  • Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý.

Đối với trường hợp đất không có sổ đỏ, nếu không có các giấy tờ kể trên thì có thể căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất.
  • Diện tích đất thực tế mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
  • Hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất nông không nằm trong sổ đỏ

Về thủ tục giải quyết tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định pháp luật và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Giải quyết đất không nằm trong sổ đỏ

Tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  • Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất tranh chấp.
  • Tòa án thụ lý và giải quyết.

Lưu ý: Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung thêm; còn nếu đủ thì Tòa án thông báo  nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng và đem biên lai nộp lại tại Tòa, vụ việc sẽ được thụ lý.

Luật sư tư vấn tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

  • Tư vấn về việc tranh chấp đất đai, giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề nhà đất, đất không nằm trong sổ đỏ.
  • Soạn thảo đơn từ khởi kiện tranh chấp đất đai cho khách hàng.
  • Đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Thay mặt quý khách hàng trao đổi với tòa án, hướng dẫn khách hàng đến làm việc với tòa án.
  • Cùng khách hàng tham gia các phiên họp hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng.
  • Những công việc pháp lý có liên quan khác.

Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là nội dung tư vấn về việc hướng dẫn tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc tranh chấp đất đai hoặc muốn tư vấn về thủ tục đất đai, xin vui lòng liên hệ Dịch vụ luật sư nhà đất của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình, chu đáo. Xin cám ơn./.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết