Luật Đất Đai

Hướng dẫn khiếu nại khi ủy ban xã không chịu hòa giải tranh chấp đất đai

Khiếu nại khi Ủy ban nhân dân xã không chịu hòa giải tranh chấp đất đai là cách mà người có quyền sử dụng đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp đất diễn ra mà Ủy ban nhân dân không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền của mình khiến tranh chấp phức tạp, khó khăn hơn. Vì vậy, để người đọc nắm vững quy định về khiếu nại, bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể.

Hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục cần thiết
Hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục cần thiết

Quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục cần có khi giải quyết tranh chấp đất đai. Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau, nếu không giải quyết được thì Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND cấp xã) nơi có đất đai sẽ tiến hành thủ tục hòa giải.

Đây là thủ tục quan trọng vì nó có thể giúp giải quyết tranh chấp đất đai mà không cần giải quyết qua thủ tục tại Tòa án tốn thời gian và trong một số vụ tranh chấp, hòa giải tranh chấp cũng là căn cứ để co thể khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai ở Tòa án.

>>>Tham khảo thêm tại: Quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai cấp cơ sở

Khiếu nại Ủy ban nhân dân xã không hòa giải tranh chấp đất

UBND cấp xã không hòa giải tranh chấp đất là không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền
UBND cấp xã không hòa giải tranh chấp đất là không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền
  • Hòa giải tranh chấp đất đai trước khi đưa tranh chấp ra Tòa án là công việc hành chính thuộc thẩm quyền UBND cấp xã theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013.
  • Trường hợp UBND cấp xã không tiến hành hòa giải theo đúng quy định của pháp luật về đất đai thì các bên trong tranh chấp đất đai có thể khiếu nại lên Chủ tích UBND cấp xã vì UBND đã không thực hiện hành vi hành chính theo Điều 17 Luật khiếu nại 2011.
  • Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật khiếu nại 2011, để thực hiện thủ tục khiếu nại, các bên có thể khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.

Thủ tục khiếu nại

Thủ tục khiếu nại
Thủ tục khiếu nại

Hồ sơ khiếu nại

Theo Điều 8 khoản 2 Luật khiếu nại 2011, người khiếu nại phải chuẩn bị đơn khiếu nại có các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
  • Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Bên cạnh đơn khiếu nại, người khiếu nại cũng chuẩn bị bản sao các giấy tờ tùy thân cần thiết như chứng minh nhân dân và các tài liệu chứng cứ về việc UBND cấp xã không tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.

Đối với trường hợp khiếu nại trực tiếp, theo khoản 3 Điều 8 Luật khiếu nại 2011, người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung đơn khiếu nại.

Trình tự khiếu nại

Căn cứ Điều 27 Luật khiếu nại 2011, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc các trường hợp không được khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Người có thẩm quyền giải quyết tiến hành xác minh nội dung khiếu nại và làm báo cáo xác minh kết quả theo khoản 4 Điều 29 Luật khiếu nại 2011.

Trường hợp yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh khác nhau thì sẽ tiến hành tổ chức đối thoại để làm rõ.

Sau khi làm rõ, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại gồm các nội dung quy định ở khoản 2 Điều 31 Luật khiếu nại 2011:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
  • Nội dung khiếu nại;
  • Kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đối thoại (nếu có);
  • Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
  • Kết luận nội dung khiếu nại;
  • Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
  • Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
  • Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Đây là bài viết hướng dẫn về khiếu nại ủy ban nhân dân cấp xã không chịu hòa giải tranh chấp đất đai của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc về bài viết, có nhu cầu tư vấn pháp luật đất đai, các tranh chấp liên quan tới đất đai thì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tận tình, chu đáo. Xin cảm ơn./.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết