Luật Đất Đai

Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Nương Rẫy

Tranh chấp đất nương rẫy thường xảy ra ở những vùng núi, vùng nông thôn, nơi có đất do dân tộc thiểu số khai hoang để làm rẫy. Vấn đề tranh chấp này đòi hỏi phải hiểu biết về kiến thức pháp luật nên cần đến sự tư vấn của luật sư để tư vấn giải quyết tranh chấp đất nương rẫy. Vậy tranh chấp đất nương rẫy được giải quyết theo trình tự như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Tranh chấp đất nương rẫy

Tranh chấp đất nương rẫy

Các trường hợp tranh chấp đất nương rẫy

  • Đất nương rẫy đã được hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Tranh chấp do đất bị bỏ hoang không canh tác.
  • Tranh chấp khi đất nương rẫy là di sản chia thừa kế
  • Tranh chấp do lấn chiếm, sai lệch thông tin về đất nương rẫy liền kề
  • Tranh chấp do quy hoạch, giải tỏa, đền bù,…
  • Các tranh chấp về mua lại, chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất nương rẫy.

Trong đó tranh chấp đất bị bỏ hoang không canh tác là tranh chấp thường gặp.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
  • Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Khởi kiện tranh chấp đất nương rẫy

Khởi kiện tranh chấp đất nương rẫy

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai, Nhà nước luôn khuyến khích các bên trong tranh chấp tự hòa giải để tiết kiệm thời gian của các bên.

Nếu các bên không hòa giải không thành thì có thể gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

>>Xem thêm: Hướng dẫn khiếu nại khi ủy ban nhân dân xã không chịu hòa giải tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết

Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ khác được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì do Tòa án giải quyết.

Tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ nói trên thì chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Thứ nhất, nộp đơn đến ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định đó thì khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật tố tụng hành chính.

Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định đó thì khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật tố tụng hành chính.

  • Thứ hai, khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng

>>Xem thêm: Cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Hồ sơ cần thiết

Hồ sơ cần thiết khi yêu cầu hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã:

  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất.
  • Tài liệu kèm theo như bản sao quyết định hành chính, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp,…

Trường hợp khởi kiện đến Tòa án thì hồ sơ cần có:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Các giấy tờ liên quan khác nhằm chứng minh tình trạng đất đai liên quan đến vấn đề khởi kiện.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Đối với vấn đề tranh chấp đất đai, đội ngũ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ hỗ trợ khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đất.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất.
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, soạn mẫu đơn khởi kiện.
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG nếu được khách hàng ủy quyền.

>> Xem thêm: Cách xác định quá trình sử dụng đất khi giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp đất nương rẫy. Nếu bạn đọc có thắc mắc về hướng giải quyết tranh chấp đất nương rẫy, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư đất đai tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn!

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết