Luật Đất Đai

Đơn Đề Nghị Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là mẫu đơn dùng cho cá nhân, tổ chức yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết về việc tranh chấp đất đai của cá nhân, tổ chức đó. Mẫu đơn ghi rõ về nội dung, nguyên nhân tranh chấp đất đai, nội dung muốn cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Dưới đây là các quy định về đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mà Chuyên Tư Vấn Luật chia sẻ, bạn có thể tham khảo thêm nhé.

Tìm hiểu về đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Tìm hiểu về đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Đơn yêu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai về cơ bản có thể đánh máy hoặc viết tay, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung về mặt pháp luật dân sự, cụ thể như sau:

Đầu tiên, phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định theo khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013.

Tiếp theo, phải có họ tên, địa chỉ cụ thể của người làm đơn( người yêu cầu); Ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Đồng thời phải nêu rõ lý do viết đơn là gì, tranh chấp với ai; Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp; Nội dung tranh chấp cụ thể là như thế nào và những yêu cầu, mong muốn để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp này.

Tất nhiên, văn bản đi kèm này phải có chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như có sự xác nhận của chính quyền địa phương thì mới có giá trị. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó;

Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả

Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả

Ngoài mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai bạn cũng cần phải trình bày những tài liệu quan trọng khác đi kèm như giấy chứng nhận sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu…để cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc tiến hành điều tra, đo đạc, tránh những nhầm lẫn và có kết quả cuối cùng chính xác nhất, có lợi cho cả đôi bên.

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo quy định của Điều 202 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những nội dung gì?

Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;Nội dung cần có trong đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Nội dung cần có trong đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người người bị kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo (nếu có);
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trên đây là nội dung tư vấn “đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai”. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

5 thoughts on “Đơn Đề Nghị Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Hải Điều,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
      Bạn có thể yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã. Nếu hòa giải không thành thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giữ lại mảnh đất này. Trường hợp bạn cần hỗ trợ về pháp lý để khởi kiện, hãy liên hệ ngay Hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ.
      Trân trọng cảm ơn bạn!

  1. Avatar
    Lê Giang says:

    Tôi đang có một mảnh đất được thừa hưởng từ cha của tôi và có làm bằng phán rùi. Nhưng người a lại tranh giành và gửi đơn tố cáo tranh chấp đất. Vậy thì theo luật sư a tôi có giành được phần đất mà tôi đang sở hữu hay không

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Lê Giang,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với trường hợp của bạn thì tôi xin trả lời như sau, việc bạn có giành được mảnh đất mà bạn đang sử dụng hay không còn phụ thuộc chứng cứ bạn cung cấp, phụ thuộc vào phần tranh luận của bạn tại phiên tòa hoặc tại phiên hòa giải.
      Trân trọng cảm ơn bạn.

  2. Avatar
    Phan Thị Quyết says:

    chào luật sư: Bố mẹ chồng tôi sinh sống trên miếng đất hiện tạ đã 40 năm nay, không tranh chấp, không xây dựng lại mới, nay bố chồng tôi chết, mẹ chồng tôi đi làm đăng ký quyền sd đất( sổ đỏ) trong qua trình làm , đo đạc ranh giới với hàng xóm kế nhà họ vẫn ký xác nhận với bên đo đạc, sổ đã có tự dưng con trai người hàng xóm về làm đơn kiện nhà mẹ chồng tôi lấn chiếm đất của họ, UBND phường đã mời hai bên lên hòa giải nhưng không được, nay ubnd phường đã gửi đơn kiện lên tòa án thành phố, nhưng người để đơn kiện lai đi làm xa không chịu về để giải quyết, tôi muốn vụ việc này giải quyết cho xong nhưng hồ sơ cứ ngâm mãi, nay tôi muốn hỏi Luật sư về mẫu đơn để viết trình tòa án thủ đẩy công việc để giải quyết cho xong, vậy mong luật sư tư vấn cho tối mẫu đơn, tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *