Luật Đất Đai

Đất hương hỏa con dâu tự ý đứng tên sổ đỏ thì đòi lại được không?

Đất hương hỏa là phần đất dùng để thờ cúng ông bà tổ tiên, do vậy việc quyết định ai là người đứng tên trên mảnh đất này phải dựa vào các quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp con dâu đứng tên trên Sổ đỏ phần đất hương hỏa thì có đòi lại được không? Để giải đáp thắc mắc này, mời Quý khách hàng tham khảo bài viết sau đây.

Hình ảnh Đất hương hỏa con dâu có được tự ý đứng tên không?

Đất hương hỏa con dâu có được tự ý đứng tên không?

>>Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên

Quy định của pháp luật về di chúc để lại đất hương hỏa

Theo Khoản 1 Điều 645 BLDS 2015 quy định rằng:

  • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
  • Trường hợp tòan bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản vào việc thờ cúng

Từ quy định trên thì khi đề cập đến đất hương hỏa đã có việc lập di chúc xảy ra  và trong di chúc ghi rõ phần đất nào được dùng để thờ cúng tổ tiên. Trong bản di chúc nếu đã chỉ định người quản lý phần đất hương hỏa thì người này phải thực hiện đúng như trong di chúc. Nếu không thực hiện hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao đất hương hỏa cho người khác quản lý.

Người quản lí di sản trong di chúc sẽ có các quyền như: đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế, được hưởng thù lao theo thỏa thuận của những người thừa kế, được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Nếu con dâu là người quản lý mảnh đất được sử dụng vào việc thờ cúng thì con dâu cũng có các quyền như trên. Tuy nhiên việc con dâu tự ý đứng trên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) phần mảnh đất hương hỏa này là trái với quy định pháp luật.

Thêm vào đó, tại Điều 651 BLDS 2015 cũng có quy định những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên Điều luật trên không có nói về việc con dâu sẽ được hưởng thừa kế.

Mặt khác, người con dâu đã tự ý đứng tên trên Sổ đỏ phần đất hương hỏa chứng tỏ đây là là một việc làm theo ý mình, không hỏi ý kiến ai, chưa có sự đồng ý của những người thừa kế.

Cho nên từ những điều phân tích trên có thể đòi lại được phần đất hương hỏa mà con dâu tự ý đứng tên trên Sổ đỏ.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất hương hỏa

Hình ảnh Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất

Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất

Thông báo đến UBND nơi có đất về việc đất đang có tranh chấp

Hiện tại mảnh đất này đang thuộc quyền sử dụng của con dâu, người này hoàn toàn có quyền chuyển quyền sử dụng mảnh đất cho người khác. Muốn ngăn chặn việc người này chuyển quyền sử dụng đất cho người khác gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp đất đai, phải nhanh chóng thông báo cho UBND nơi có đất về tranh chấp.

Theo khoản 1và khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

 Khi các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải . Việc hòa giải phải lập thành văn bản và có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã.

Hòa giải tranh chấp đất đai  ở UBND cấp xã xảy ra 1trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai ).

Trường hợp 2: Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết tranh chấp thì theo hướng khởi kiện.

Theo khoản 1 Điều 203 Luật đất đai quy định tranh chấp đất đai mà được sự có Giấy chứng nhận hoặc có 1 trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết .

Người con dâu đứng tên Sổ đỏ nghĩa là đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên khi khởi kiện thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết.

Thủ tục giải quyết

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm :

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định điều 100.
  • Biên bản giải hòa có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
  • Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

Nơi nộp : Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau;

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa án thụ lý và giải quyết

Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

Nếu hồ sơ đủ:

  • Tòa án thông báo tạm ứng án phí.
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa án
  • Sau đó Tòa án sẽ thụ lý.

Thủ tục Chuẩn bị xét xử và Xét xử

Chuẩn bị xét xử: thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng ( tổng 06 tháng)  theo quy định tại Điều 203 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Trong giai đoạn này Tòa án sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên  hòa giải không thành thì Tòa án  sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm ( nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.

Thời hiệu khởi kiện

Hình ảnh Pháp luật thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào?

Pháp luật thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào?

Theo khoản 3 Điều 155 BLTTDS 2015 quy định việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định luật đất đai. Do đó khi phát hiện quyền lợi và nghĩa vụ bị xâm phạm thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mà không phụ thuộc vào thời hạn tính từ thời điểm xảy ra vi phạm.

Người quản lí di sản – con dâu, người không có quyền thừa kế đối với mảnh đất hương hỏa thì những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến mảnh đất có thể khởi kiện tranh chấp đến Tòa án có thẩm quyền về việc “con dâu tự ý đứng tên sổ đỏ trái pháp luật”. Vì vậy,  Nếu Quý khách có bất kỳ  thắc mắc gì hoặc đang vướng bận trong vụ tranh chấp trên, xin vui lòng liên hệ Luật sư Đất Đai của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

 

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết