Luật Đất Đai

Cách tính công sức bảo quản, giữ gìn tài sản trong vụ án tranh chấp đất đai

“Cách tính công sức bảo quản, giữ gìn tài sản trong vụ án tranh chấp đất đai” là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi tham gia vào các vụ án tranh chấp đất đai bởi nó rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định cụ thể liên quan đến việc xác định công sức của người bảo quản, gìn giữ tài sản. Vậy chúng ta phải hiểu thế nào về vấn đề này? Hãy cùng Luật sư đất đai tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tính công sức chi phí bảo quản trong tranh chấp đất đai

Tính công sức chi phí bảo quản trong tranh chấp đất đai

Công sức bảo quản, gìn giữ tài sản trong vụ án tranh chấp đất đai được tính như thế nào?

Hiện nay, trong các vụ án dân sự liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai, một số vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết đó chính là việc đương sự yêu cầu xác định công sức của mình đối với đất trong khi pháp luật lại chưa quy định cụ thể như:

  • Công sức tạo lập tài sản, phát triển tài sản;
  • Công sức giữ gìn tài sản;
  • Công sức bảo quản tài sản;
  • Công sức tôn tạo tài sản;
  • Công sức làm tăng giá trị của tài sản;
  • Công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản…

Công sức đóng góp, giữ gìn, bảo quản tài sản là công sức mà người này bỏ ra để bảo quản giữ gìn, phát triển và làm tăng giá trị của tài sản khác với chi phí phát sinh để giữ gìn, bảo quản tài sản như mua vôi quét tường, lát sân, xây tường…

Tòa án xác định phần công sức đóng góp bảo quản đất đai tranh chấp

Tòa án xác định phần công sức đóng góp bảo quản đất đai tranh chấp

Có thể ví dụ về một số trường hợp cần phải xác định công sức đóng góp khi chia tài sản:

  • Trường hợp tài sản thừa kế là Bất động sản:

Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Điều 102 Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 BLDS 2015, theo đó “Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên”. Như vậy, khi chia tài sản cần xét đến công sức đóng góp của các thành viên.

  • Trong các vụ án Hôn nhân gia đình:

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn tại Khoản 2, Điều 59:

“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”

  • Trong các vụ tranh chấp khác (đòi tài sản, đòi nhà đất cho thuê đòi lại nhà đất cho ở nhờ; giữa các thành viên trong gia đình/ tổ hợp tác/ hộ kinh doanh và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân)

Việc đương sự yêu cầu thanh toán công sức đóng góp kèm theo yêu cầu khởi kiện. Án lệ  số 02/2016/AL đã công nhận quyền này trong các vụ án tranh chấp về công sức đóng góp,

Theo đó dù chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng thì đương sự vẫn có quyền yêu cầu khởi kiện/ yêu cầu độc lập hoặc phản tố về nội dung này trong tranh chấp.

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu thanh toán công sức bảo quản, giữ gìn tài sản trong vụ án tranh chấp đất đai

Đối với những tranh chấp liên quan đến xác định công sức đóng góp, bảo quản, giữ gìn đất đai thì hiện chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình giải quyết những vụ việc tương tự, Tòa án còn lúng túng, áp dụng quy định của pháp luật không phù hợp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai

Hiện nay, đối với những tranh chấp đất đai về xác định công sức đóng góp, bảo quản, giữ gìn đất đai, Tòa án căn cứ dựa trên án lệ số 02/2016/AL về việc xác định công sức đóng góp.

Theo “ÁN LỆ“, việc phân chia giá trị tài sản là đất phải đảm bảo quyền và lợi ích của người có công sức đóng góp, bảo quản, giữ gìn đất đai làm tăng giá trị. Quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này như sau:

  • Xác định giá trị hiện tại của đất đang tranh chấp;
  • Lấy giá trị hiện tại trừ đi chi phí bỏ ra để mua đất, nhận chuyển nhượng, phần còn lại là phần lợi nhuận của các đương sự.
  • Đối với phần lợi nhuận này được chia theo công sức đóng góp của người có công bảo quản, giữ gìn và làm tăng giá trị đất. Trong trường hợp không xác định được thì phần lợi nhuận này chia đều cho hai bên trong tranh chấp.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án xác định công sức đóng góp của người có công bảo quản, giữ gìn và làm tăng giá trị đất được thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng hiện hành:

  1. Nộp đơn khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền
  2. Tòa án xem xét thụ lý đơn khởi kiện;
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm;
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm trong trường hợp có kháng cáo kháng nghị

Trên đây là bài viết chi tiết về Cách tính công sức bảo quản, giữ gìn tài sản trong vụ án tranh chấp đất đai. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về  các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI hỗ trợ.

4.52 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết