Luật Hình Sự

Thủ tục tố cáo công ty bán đất lừa đảo

Thủ tục tố cáo công ty bán đất lừa đảo là kiến thức mà người mua bất động sản cần biết nếu không may bị chiếm đoạt tài sản. Pháp luật hiện hành đã quy định rõ thủ tục tố giác hành vi trái luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn cho bạn đọc.

Tình trạng lừa đảo trong các dự án bất động sản rất phổ biến

Thế nào là lừa đảo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 (BLHS) thì lừa đảo là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp bằng thủ đoạn gian dối.

Thủ đoạn gian dối có thể là cố tình không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khiến nạn nhân tin tưởng mà tự nguyện chuyển giao tài sản.

Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác

Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC thì thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

Tiếp nhận

  • Cơ quan điều tra;
  • Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
  • Công an xã, phường, thị trấn;
  • Đồn Công an, Trạm Công an;
  • Tòa án các cấp;
  • Cơ quan báo chí.

Giải quyết

Về nguyên tắc, thẩm quyền giải quyết tố giác cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án tại Điều 268 BLTTHS 2015.

Do đó, thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc về cơ quan điều tra Công an cấp huyện, trừ những trường hợp dưới đây thì thuộc về cơ quan Điều tra Công an cấp tỉnh:

  • Có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài;
  • Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, khó đánh giá, thống nhất về tình tiết vụ án.

Viện kiểm sát giải quyết tố giác khi phát hiện những cơ quan trên vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc kiểm tra, xác minh tố giác hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện đã yêu cầu nhưng cơ quan thụ lý, giải quyết tố giác không khắc phục.

Nên nhờ tổ chức hành nghề luật sư hỗ trợ kịp thời khi thấy có dấu hiệu bị lừa đảo

Phương thức tố giác

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện tố giác bằng các phương thức sau:

  • Trực tiếp đến trình bày hoặc gọi điện thoại đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Trực tiếp nộp hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền;

Chú ý, khi tố giác tới cơ quan có thẩm quyền, người tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến vụ việc bị tố giác.

Thủ tục giải quyết tố cáo tại Cơ quan Cảnh sát điều tra diễn ra thế nào?

Thủ tục tố giác hành vi lừa đảo của công ty bán đất tại Cơ quan điều tra Công an các cấp

  1. Nếu người tố giác trực tiếp tố giác thì cơ quan tiếp nhận tố giác lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận, có thể ghi âm hoặc ghi hình việc tiếp nhận. Nếu tố giác qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
  2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
  3. Nếu xét thấy tố giác không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan tiếp nhận tố giác chuyển ngay tố giác kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
  4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
  5. Khởi tố vụ án hình sự;
  6. Không khởi tố vụ án hình sự;
  7. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc tố giác.
  8. Nếu vụ việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì việc giải quyết tố giác có thể kéo dài đến 02 tháng, được phép gia hạn 01 lần tối đa thêm 02 tháng nữa.
  9. Khi giải quyết tố giác, Cơ quan điều tra có thể tiến hành các hoạt động thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
  10. Hết thời hạn giải quyết tố giác, Cơ quan điều tra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác và thông báo cho người tố giác trong vòng 24h khi thuộc một trong các trường hợp:
  • Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;
  • Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.
  • Khi lý do tạm đình chỉ không còn, Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi, Cơ quan điều tra gửi quyết định phục hồi cho người tố giác.
  • Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp là 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

CSPL: Điều 146, 147, 148 BLTTHS 2015

Trên đây là nội dung hướng dẫn tố giác tội phạm của chúng tôi. Nếu quý khách còn điều gì chưa tường tận hoặc cần trợ giúp khi lợi ích chính đáng bị xâm hại xin liên hệ ngay cho Luật sư hình sự thông qua hotline 1900 63 63 87 để được Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn./.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết