Luật Đất Đai

Thủ tục khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai

Thủ tục khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai là một quy trình để người dân thực hiện nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của mình trước những “sai phạm” trong việc quản lý đất đai của cơ quan nhà nước. Vậy khiếu kiện quyết định hành chính quản lý đất đai được thực hiện theo thủ tục nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn.

thủ tục khieu kien quyết định hành chính về quản lý đất đai
Thủ tục khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai.

Có thể khởi kiện những quyết định hành chính về quản lý đất đai nào?

Quyết định hành chính về đất đai là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan đó ban hành. Những quyết định về việc quản lý đất đai có thể khởi kiện gồm:

  • Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư
  • Quyết định cấp hoặc thu hồi GCN QSDĐ
  • Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất
  • Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Ai có quyền khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai

Quyết định hành chính về quản lí đất đai

Căn cứ theo Điều 3 Luật TTHC 2015 thì mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật TTHC đều có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu tuân thủ được các điều kiện:

  • Năng lực pháp luật TTHC là khả năng tự mình thực hiện nghĩa vụ tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi TTHC, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp có thể tự mình hoặc nhờ người khác khởi kiện vụ án.

Thủ tục khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai

Hồ sơ khởi kiện

Để có thể khởi kiện quyết định hành chính thuộc lĩnh vực quản lý đất đai thì người khởi kiện phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 118 Luật tố tụng hành chính;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: bản sao quyết định hành chính về đất đai, đơn khiếu nại hành chính về đất đai hoặc quyết định, thông báo, kết luận về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai (nếu có),…;
  • Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại hành chính đó.
  • Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);
  • Bản sao có chứng thực hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân của người khởi kiện.
  • Bản thống kê danh mục các tài liệu (ghi rõ bản chính, bản sao)

Phương thức nộp đơn khởi kiện

Căn cứ theo Điều 119 Luật TTHC 2015 thì người khởi kiện gửi đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án

Thời hiệu khởi kiện

  • Thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính lĩnh vực quản lý đất đai là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính đó.
  • Trường hợp đã khiếu nại và đã được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện là: 01 năm kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai; 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời.

Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính lĩnh vực quản lý đất đai

Căn cứ theo quy định của Luật TTHC 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khởi kiện về quyết định hành chính quản lý về đất đai. Tuy nhiên, Tòa án nào có thẩm quyền thì có thể xác định theo các quy định từ Điều 30 đến Điều 32 Luật TTHC 2015:

  • TAND cấp huyện: có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính về đất đai của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính Tòa án (Điều 31 Luật TTHC 2015).
  • TAND cấp tỉnh: khiếu kiện quyết định hành chính, quyết định hành chính về đất đai của cơ quan nhà nước cấp cao: Bộ, cơ quan ngang Bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao; Quyết định hành chính của UBND cấp huyện, CT UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
tòa án giải quyết khiếu kiến quyết đinh hành chính
Tòa án giải quyết khiếu khiến quyết định hành chính về quản lý đất đai

>>> Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp vừa khiếu nại vừa khởi kiện

Luật sư hỗ trợ khiếu kiện quyết định hành chính lĩnh vực quản lý đất đai

Nếu như các bạn cần sự hỗ trợ của luật sư trong quá trình khiếu kiện quyết định hành chính lĩnh vực quản lý đất đai thì các bạn có tham khảo một số dịch vụ bên phía chúng tôi như:

  • Tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật liên quan đến quyết định hành chính, các thủ tục để khiếu kiện quyết định hành chính.
  • Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để đưa ra cho khách hàng hướng đi có lợi đúng theo quy định pháp luật đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng.
  • Soạn đơn khiếu nại, các đơn từ khác nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự ủy quyền.
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai. Nếu như sau khi tham khảo bài viết các bạn còn thắc mắc về thủ tục hoặc các vấn đề liên quan đến quyết định hành chính có thể liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để nhận được tư vấn từ luật sư hành chính của chúng tôi.

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết