Suất nhà ở tái định cư có được bán không là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi không phải lúc nào nơi cư trú mới cũng đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của chủ sở hữu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những quy định của pháp luật về thủ tục bán nhà ở tái định cư.
Mục Lục
Nhà ở tái định cư là gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật nhà ở 2014 thì nhà ở tái định cư là nhà ở bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về bán nhà ở tái định cư
Điều kiện nhà ở được phép giao dịch
- Có Giấy chứng nhận theo luật định;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;
- Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục bán nhà ở tái định cư
- Hợp đồng mua bán nhà ở phải được các bên thỏa thuận và lập thành văn bản.
- Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có nhà ở.
- Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà ở cấp Giấy chứng nhận.
- Các bên phải hoàn thành những nghĩa vụ tài chính dưới đây và nộp biên lai cùng giấy tờ có liên quan lại cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thụ lý hồ sơ:
- Thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng nhà, trừ trường hợp được mễn thuế tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân;
- Lệ phí trước bạ, trừ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 140/2016;
- Phí Thẩm định hồ sơ.
- Sau khi có đủ tài liệu cần thiết Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua.
Về nguyên tắc, hiện nay pháp luật chưa cho phép mua bán suất nhà ở tái định cư do người bán không có Giấy chứng nhận và chưa được bàn giao nhà ở.
Bán suất nhà ở tái định cư thông qua hợp đồng ủy quyền
- Thực tiễn hiện nay, suất tái định cư có thể được chuyển nhượng thông qua hợp đồng ủy quyền. Nghĩa là bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền sở hữu, cấp sổ nhà, cải tạo, chuyển nhượng…
- Khi có hợp đồng ủy quyền thì coi như người mua có toàn quyền sở hữu. Tuy nhiên, thời điểm Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở tái định cư đó thì người ủy quyền lại không được đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Rủi ro khi bán suất nhà ở tái định cư
Việc chuyển nhượng suất nhà ở tái định cư thông qua hình thức như ở Mục (3) có thể xem là lợi dụng kẽ hở của pháp luật, bởi lẽ, nhà ở không đủ điều kiện được giao dịch nhưng vẫn được các bên “mua bán”.
Do đó, vẫn có khả năng xảy ra rủi ro cho cả hai bên, dù cho bên mua đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bên mua đã bàn giao các giấy tờ bản chính liên quan đến suất tái định cư theo hợp đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về chuyển nhượng suất nhà ở tái định cư. Nếu quý độc giả còn gì chưa tường tận hoặc có phát sinh tranh chấp xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp một cách tốt nhất.