Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm về thu hồi đất và trưng dụng đất là hoàn toàn khác biệt. Thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của nhà nước khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai có khả năng gây tổn hại đến tài sản của nhà nước. Thu hồi đất để hỗ trợ cho quá trình điều phối đất đai của nhà nước cần điều chỉnh lại việc sử dụng đất về mục đích, chủ thể sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trưng dụng đất là việc nhà nước tạm thời lấy đất của người sử dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
>>Xem thêm: Quyền lợi của người dân khi thu hồi đất để làm đường
Mục Lục
Quy định của pháp luật về thu hồi đất
Cơ sở thực hiện thu hồi đất
Thu hồi đất theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có các đặc điểm sau: Chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có hai hình thức nhà nước thu hồi đất:
+ Thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền;
+ Thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
* Hệ quả pháp lý của việc nhà nước thu hồi đất:
Chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Việc thu hồi đất có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng đều hướng đến hai mục đích: Thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của nhà nước khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật có khả năng gây tổn hại đến tài sản của nhà nước; Thu hồi đất để hỗ trợ cho quá trình điều phối đất đai khi nhà nước cần điều chỉnh lại việc sử dụng đất về mục đích, chủ thể sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Các trường hợp thu hồi đất
Luật Đất đai 2013 phân chia các trường hợp thu hồi đất thành 4 nhóm dựa vào bản chất từng trường hợp: Vì mục đích quốc phòng, an ninh; Để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng; Chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; do vi phạm pháp luật đất đai.
- Thu hồi do vì mục đích quốc phòng – an ninh
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công đồng
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013
Việc thu hồi đất do hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ngoài căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, có những trường hợp nhà nước chỉ thu hồi đất sau khi đã xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất mà họ vẫn vi phạm pháp luật.
>>Xem thêm:Điều kiện được hưởng suất tái định cư khi bị thu hồi đất
* Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2013:
Để tránh trường hợp thu hồi đất tùy tiện, việc thu hồi đất phải dựa vào các căn cứ cụ thể sau:
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không có nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
- Giấy chứng từ hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp cá nhân sử dụng đất chết ,à không có người thừa kế.
- Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
- Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạc lở, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tại khác đe dọa tính mạng con người đối với những trường hợp này.
Thẩm quyền thu hồi đất
Thẩm quyền thu hồi đất chủ yếu quy định cho ủy ban nhân dân các cấp, thẩm quyền này được xác định cụ thể tùy thuộc vào loại chủ thể sử dụng đất quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất đối với tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế thu hồi đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52, điểm c khoản 1 Điều 53 Nghị định 43/2014.
Cảng vụ hàng không thu hồi đất trong hàng không dân dụng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 55 Nghị định 43/2014 NĐ-CP.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất, theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
>>Xem thêm:Cách tính chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị nhà nước thu hồi đất
Quản lý quỹ đất thu hồi
Việc quản lý quỹ đất đã được thu hồi nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu đất đai của nhà nước và nhằm mục đích chuẩn bị cho hoạt động điều phối đất đai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
- Tổ chức dịch vụ công về đất đai có trách nhiệm quản lý đối với đất đã thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Đất đã thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai, chấm dứt sử dụng đất theo pháp luật, do tự nguyện, do đe dọa tính mạng người khác
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý đối với đất đã thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai, chấm dứt sử dụng đất theo pháp luật, do tự nguyện, do đe dọa tính mạng người khác là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
Quy định pháp luật về trưng dụng đất có thời hạn
Cơ sở thực hiện trưng dụng đất có thời hạn
Trưng dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 16, khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có các đặc điểm sau: Chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tính chất của việc trưng dụng đất có thời hạn là nhà nước tạm thời lấy đất của người sử dụng đất trong trường hợp thật cần thiết. Thuộc 2 trường hợp sau đây:
+ Để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Để thực hiện nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Hệ quả pháp lý của việc nhà nước trưng dụng đất:
Khi hết thời hạn trưng dụng đất hoặc đã thực hiện xong mục đích trưng dụng đất, nhà nước trả lại đất và bồi thường thiệt hạn cho người bị trưng dụng đất do việc trưng dụng đất gây ra thiệt hại. Việc trưng dụng đất sẽ không làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Các trường hợp trưng dụng đất
Trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà nước thực hiện việc trưng dụng đất.
Quyết định trưng dụng đất
Theo khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyển được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Thời hạn trưng dụng đất
Theo khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 Thời hạn trưng dụng đất: Không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng đất được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày ra bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trong trường hợp hết hạn trưng dụng mà mục đích của của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Trên đây là nội dung bài viết: Quy định pháp luật về thu hồi và trưng dụng đất. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn pháp luật đất đai.