Khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, ngoài vấn đề được bồi thường thì những đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi đất vẫn còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ thêm để ổn định đời sống của người dân. Vậy đối tượng nào được hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi đất? Điều kiện được hỗ trợ là gì? Việc hỗ trợ ổn định đời sống được thực hiện như thế nào? Mức hỗ trợ ra sao? Bài viết này của chúng tôi sẽ phân tích rõ những điều trên.
Mục Lục
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi đất?
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất chính là việc mà Nhà nước thực hiện trợ giúp cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai hiện hành). Khi Nhà nước tiến hành việc thu hồi đất, người sử dụng đất ngoài việc được bồi thường (nếu đáp ứng đủ các điều kiện được bồi thường) thì còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ thêm một mức hỗ trợ để ổn định cho đời sống và sản xuất (căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai).
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP), đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm các trường hợp sau:
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc một trong các Nghị định sau đây:
- Nhân khẩu nông nghiệp nằm trong hộ gia đình được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định này nhưng phát sinh ở sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó (Nhân khẩu nông nghiệp là người trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ xác nhận nhân khẩu nông nghiệp khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để làm căn cứ đưa ra mức hỗ trợ hợp lý).
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc các đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định này nhưng vẫn chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho hoặc khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc một trong các đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông trường, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp hoặc là các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất.
Điều kiện được nhận hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi đất là gì?
Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của LUẬT ĐẤT ĐAI, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định này thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất cụ thể.
Việc hỗ trợ ổn định đời sống được thực hiện như thế nào?
Việc hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) này thực hiện theo quy định sau:
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở;
Đối với trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
Mức hỗ trợ ổn định khi bị thu hồi đất là bao nhiêu?
Đối với những hộ gia đình, cá nhân được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bằng đất nông nghiệp thì những đối tượng này sẽ được nhận mức hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm:
- Mức hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp.
- Mức hỗ trợ các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y.
- Mức hỗ trợ về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.
- Mức hỗ trợ về các kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì:
- Được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
- Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường quốc doanh thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định này thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền.
Đối với người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 19 Nghị định này thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng.
Đối với các nhân khẩu quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, mức hỗ trợ cho một nhân khẩu sẽ được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức bồi thường hỗ trợ tái định cư, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Ủy ban nhân dân mỗi tỉnh sẽ ban hành một mức giá bồi thường riêng mỗi 5 năm / lần dựa trên tình hình thực tế của từng địa bàn.
Đầu năm 2020, gần như tất cả các tỉnh đều đã ban hành Quyết định về Bảng giá đất trên địa bàn mới nhất. Nếu không đồng ý với Quyết định này khi bị thu hồi đất, người dân có quyền khiếu nại để yêu cầu bồi thường với mức giá cao hơn. Trường hợp không đồng ý nhưng không khiếu nại, không có lý do chính đáng, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Những đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi đất”. Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn để hiểu rõ hơn về các đối tượng được hỗ trợ, xin vui lòng gọi ngay đến Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tận tình.