Hủy bỏ hợp đồng mua bán đất là quyền của các bên khi có các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng mua bán đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý có khả năng ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Mục Lục
Hình thức của hợp động chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản và thực hiện công chứng,chứng thực;
- Trường hợp không đủ điều kiện về hình thức thì có rủi ro hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu
Căn cứ: Điều 129, 205 Bộ luật Dân sự 2015; khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013
Điều kiện để hợp đồng mua bán đất có hiệu lực
Căn cứ theo quy định tại Luật đất đai năm 2013:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.”
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực;
- Trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Theo đó muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đảm bảo những điều kiện trên đây.
Khi đã đủ điều kiện chuyển nhượng thì hợp đồng này phải được thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường.
Các trường hợp hợp đồng mua bán đất chấm dứt hiệu lực
Hợp đồng mua bán đất là hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Hợp đồng mua bán đất chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: hợp đồng vô hiệu, một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng hoặc hợp đồng hết hiệu lực theo thỏa thuận của các bên.
Theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
Theo quy định tại điều 427 Bộ luật Dân sự 2015, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng mua bán đất như sau:
- Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
- trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
- Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm;
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
Trên đây là bài viết tư vấn về nội dung Hậu quả pháp lý đối với trường hợp hợp đồng mua bán đất bị hủy bỏ. Trường hợp có thắc mắc vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn./.