Luật Đất Đai

Hướng xử lý khi hàng xóm không cho có lối đi qua

Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là quy định của pháp luật nhằm đưa ra giải pháp cho những bất động sản BỊ VÂY BỌC bởi những bất động sản khác. Tuy nhiên, vì một số lý do mà việc thực hiện quyền về lối đi qua không đúng với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây đề cập đến hướng xử lý khi hàng xóm không cho có lối đi qua.

Tranh chấp lối đi chung

Lối đi chung giữa các bất động sản liền kề

Quy định về lối đi qua bất động sản liền kề

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có hai khái niệm liên quan vấn đề này là bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

Nhằm phục vụ việc khai thác, sử dụng bất động sản hưởng quyền, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có thể thực hiện các quyền trên bất động sản chịu hưởng quyền. Quyền đối với bất động sản liền kề có thể kể đến như: quyền về lối đi qua, quyền cấp thoát nước, quyền thoát nước thải, quyền mắc dây tải điện,…

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền đối với bất động sản liền kề cũng được chuyển giao theo.

Quyền yêu cầu mở lối đi qua

Quan hệ giữa các bất động sản liền kề thực chất là quan hệ giữa các chủ sở hữu bất động sản liền kề. Như đã phân tích ở trên, khi một bất động sản không không đủ khả năng để thực hiện được việc tiếp xúc và thông thương với xã hội do bị vây bọc bởi các bất động sản khác và do tính chất không thể dịch chuyển được của bất động sản, chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề kể trên.

Cụ thể, khi bị vây bọc bởi các bất động sản khác và không đủ lối đi ra đường công cộng, chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc được quyền mở lối đi hợp lý qua các bất động sản khác.

Quyền yêu cầu mở lối đi qua được ghi nhận tại Điều 254, Bộ luật Dân sự 2015

Thỏa thuận mở lối đi qua

Các chủ thể liên quan tiến hành thỏa thuận về địa điểm hợp lý, thuận tiện, ít gây phiền hà và hạn chế ít nhất thiệt hại cho các bên.

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phải thực hiền ĐỀN BÙ cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.

Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần của nhiều chủ sở hữu chung thì các bên thỏa thuận về lối đi chung mà không cần đền bù.

Khi thỏa thuận không thành về quyền với lối đi qua, các chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý và đưa ra giải pháp.

Giải quyết tranh chấp liên quan lối đi chung

Tranh chấp liên quan bất động sản liền kề thuộc loại tranh chấp đất đai theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013.

Như vậy việc giải quyết tranh chấp quyền đối với bất động sản liền kề hay cụ thể là khi hàng xóm không cho lối đi qua được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Hướng xử lý dưới đây được áp dụng cho tất cả các tranh chấp liên quan đến thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như: quyền thoát nước thải, quyền cấp thoát nước, quyền mắc dây tải điện,…

Thực hiện thủ tục hòa giải

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường thương lượng, hòa giải. Trước tiên là các bên tự hòa giải, nếu không thể tự hòa giải hoặc hòa giải không được, các bên BẮT BUỘC phải được thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã trước khi tiến hành khởi kiện.

>>> Tham khảo thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai

Tiến hành khởi kiện

Khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã, các bên tiến hành nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân để Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khởi kiện tranh chấp đất đai

Khởi kiện tranh chấp đất đai

Như vậy khi hàng xóm không cho lối đi qua, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có thể yêu cầu thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã, nếu hòa giải không thành, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>>> Xem thêm: HƯỚNG XỬ LÝ TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG GIỮA HAI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

Với đội ngũ luật sư kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đất đai, dân sự, Chuyên Tư Vấn Luật chúng tôi xin hỗ trợ quý khách hàng trong những công việc sau đây:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề
  • Hỗ trợ thực hiện hòa giải với các chủ thể liên quan
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
  • Đại diện theo ủy quyền trong các công việc tố tụng tại Tòa án

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về quyền đối với bất động sản liền kề và hướng xử lý khi hàng xóm không cho lối đi qua. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về vấn đề này hoặc cần tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình, nhanh chóng. Xin cảm ơn!

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 982 bài viết