Luật Đất Đai

Hướng giải quyết khi thành viên trong hộ gia đình không đồng ý bán đất

Khi có nhu cầu bán đất nhưng thành viên trong hộ gia đình không đồng ý. Vậy hướng giải quyết khi thành viên trong hộ gia đình không đồng ý bán đất như thế nào? Sau đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho quý khách những phương án giải quyết cụ thể. Cũng như chia sẻ những thông tin pháp lý liên quan. Thông qua bài viết dưới đây.

Hướng giải quyết khi thành viên trong hộ gia đình không đồng ý bán đất

>>> Xem thêm: Cha mẹ bán đất con không biết có đòi lại được không?

Hộ gia đình sử dụng đất và thành viên của hộ gia đình sử dụng đất

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. (Khoản 29 điều 3 Luật đất đai (sau đây viết tắt là LĐĐ) năm 2013) Căn cứ theo quy định nêu trên, thành viên của hộ gia đình sử dụng đất bảo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất;
  • Có các quyền về sở hữu chung theo quy định tại điều 212 Bộ Luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) 2015.

Thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã giữa các thành viên trong Hộ gia đình

  • Việc bán đất khi quyền sở hữu đất thuộc về Hộ gia đình phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình đó.
  • Trường hợp khi có một hoặc một số thành viên không đồng ý thì xác định đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất (cụ thể là quyền chuyển nhượng giữa các thành viên);
  • Vì vậy, các thành viên hộ gia đình bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã phường do đây là thủ tục bắt buộc theo quy đinh của pháp luật.

Căn cứ: Điều 3, Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ; Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm.

Thương lượng giữa các thành viên

>>> Xem thêm: Hiệu lực của giao dịch bán đất khi các thành viên hộ gia đình không tham gia đủ

Khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của Hộ gia đình

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự. Đồng thời, theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015. Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, căn cứ theo 02 quy định nêu trên. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Trường hợp, tranh chấp hoặc yêu cầu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản (điểm c khoản 1 điều 37 BLTTDS 2015).

Đơn khởi kiện và hồ sơ

Đơn khởi kiện được thực hiện theo mẫu số 23 Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại điều 189 BLTTDS 2015. Hồ sơ đơn khởi kiện bao gồm:

  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Đối với các tranh chấp liên quan đến yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất, tài liệu, chứng cứ kèm theo được xác định có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thỏa thuận phân chia nhà đất của các thành viên trong hộ gia đình,…

Thời hạn giải quyết

  • Thời hạn giải quyết là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng;
  • Đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 26 và điểm a khoản 1 điều 203 BLTTDS 2015.

Khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của Hộ gia đình

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai giữa cha mẹ và con cái

Trên đây là những thông tin pháp lý được pháp luật hiện hành quy định về Thủ tục xét xử rút gọn trong Tố tụng hình sự của Chuyên Tư Vấn Luật . Nếu quý bạn đọc có nhu cầu gửi tài liệu, đóng góp ý kiến hoặc có nhu cầu tìm Luật sư nhà đất vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn./.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 955 bài viết