Tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên xảy ra khi các thế hệ trong gia đình muốn giành phần đất thờ cúng tổ tiên. Thông thường các gia đình Việt đều có các bàn thờ ông bà, tổ tiên, tín ngưỡng còn đối với gia đình đông con hoặc dòng họ lớn thì theo phong tục sẽ có NHÀ THỜ phụng riêng. Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra thì nhà thờ phụng tổ tiên được giải quyết như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết này để biết thêm về cách giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên.
Mục Lục
Đất đai dùng vào việc thờ phụng tổ tiên
Đất đai dùng vào việc thờ phụng tổ tiên là nơi dùng để cúng ông bà, tổ tiên và cả gia tộc. Vào những ngày lễ, giỗ con cháu sẽ tự tập tại đây là làm giỗ. Đất dùng vào việc thờ phụng này là tài sản thuộc sở hữu chung và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức sử dụng chung.
Trong một số trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức sử dụng chung như sau:
- Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 khi một người qua đời có để lại di chúc, trong mẫu di chúc có ghi nhận việc để lại một phần đất và nhà ở trên đất thuộc di sản của mình làm nơi thờ cúng.
- Khi ông bà, cha mẹ qua đời có để lại di chúc nhưng không ghi nhận di sản của mình là thờ cúng, mà các đồng thừa kế tự thỏa thuận di sản thừa kế đó làm nơi thờ cúng
- Khi ông bà, cha mẹ qua đời, không để lại di chúc, mà các đồng thừa kế tự thỏa thuận với nhau về di sản thừa kế làm nơi thờ cúng.
Các tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên thường xảy ra?
Các tranh chấp thường xảy ra.
- Di chúc để lại ghi nhận đất dùng để thờ phụng mà người được chỉ định để quản lý không thực hiện việc quản lý mà xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đó các bên liên quan có thể khởi kiện với lý do người quản lý đất tự ý chiếm đoạt phần đất cho riêng mình.
- Đối với việc các đồng thừa kế tự thỏa thuận việc xác nhận phần đất để làm nhà thờ phụng mà xuất hiện thêm người thừa kế mà người này không đồng ý việc lấy phần đất này làm nhà thờ phụng khi đó người này có quyền khởi kiện với việc không đồng tình về việc thỏa thuận đất làm nhà thờ phụng.
Quy trình giải quyết tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên
Chủ thể có quyền khởi kiện
Thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ;
Dòng họ không thể là chủ thể khởi kiện (cụ thể là chi họ, nhánh họ, hội đồng gia tộc,..) mà phải cử người đại diện khởi kiện
Căn cứ: quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn khởi kiện.
- Di chúc có nêu đất đó là đất để thờ phụng
- Văn bản thỏa thuận đất dùng để thỏa thuận đất, nhà ở là đất thờ phụng
- Các giấy tờ liên quan khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
- Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tranh chấp đất thờ phụng
- Nếu không hòa giải được thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai cấp xã
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên
Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
>>> Xem thêm: Cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên
Dịch vụ tư vấn pháp lý.
- Soạn thảo đơn khởi kiện, hướng dẫn cung cấp các giấy tờ liên quan để khởi kiện;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đất khi xuất hiện người thừa kế không chấp nhận thỏa thuận;
- Tư vấn thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã;
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án; thủ tục yêu cầu ủy ban các cấp giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên đây là bài viết về hướng dẫn giải quyết tranh chấp nhà thờ phụng tổ tiên. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc hay gặp vấn đề gì khác liên quan đến tranh chấp nhà thờ phụng thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai tận tình, chu đáo. Xin cảm ơn./.