Luật Đất Đai

Điều kiện được hưởng suất tái định cư khi bị thu hồi đất

Điều kiện để được hưởng suất tái định cư khi bị thu hồi đất là câu hỏi của nhiều gia đình thắc mắc. Tái định cư là chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Vì vậy, đây là vấn đề hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân.

Điều kiện được hưởng suất tái định cư
Điều kiện được hưởng suất tái định cư

Tái định cư được hiểu như thế nào?

TÁI ĐỊNH CƯ là một khái niệm  khá rộng dùng để chỉ chính sách ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, mất tài sản và nguồn thu nhập từ nhà đất đó theo quy định của “pháp luật“.

Theo quy định của Luật đất đai 2013, thủ tục thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư được thực hiện như sau:

  1. Thông báo thu hồi đất;
  2. Khảo sát, điều tra, kiểm đếm và đo đạc;
  3. Lập, thẩm định phương án đền bù bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  4. Quyết định thu hồi, phê duyệt và tổ chức phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  5. Cưỡng chế thực hiện quy trình kiểm đếm bắt buộc

>> Tham khảo thêm: Quy định về tiền hỗ trợ tạm cư khi bị thu hồi đất

Điều kiện để được hưởng suất tái định cư khi bị thu hồi đất

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 83 và Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở sẽ được thực hiện như sau:

Hỗ trợ người dân tái định cư
Hỗ trợ người dân tái định cư
  • Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất;
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Như vậy, những chủ thể bị thu hồi đất đủ điều kiện được bồi thường và phải di chuyển chỗ ở sau khi bị thu hồi đất thì sẽ được hưởng suất tái định cư theo như luật định.

>> Tham khảo thêm: Trình tự, thủ tục thu hồi đất

>> Tham khảo thêm: Trường hợp thu hồi đất phải đền bù theo giá thị trường

>> Tham khảo thêm: Những đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi đất

Hướng xử lý khi không được hỗ trợ tái định cư theo quy định

Trong trường hợp bạn và gia đình đủ điều kiện để được hưởng suất tái định cư theo quy định của pháp luật nhưng lại không được giải quyết. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bạn có thể thực hiện thông qua hai thủ tục:

Khiếu nại

Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động thu hồi đất
Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động thu hồi đất

Cách nhanh nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân đó là tiến hành khiếu nại cơ quan có thẩm quyền nhưng không ban hành quyết định hỗ trợ suất tái định cư.

Theo Luật khiếu nại 2011, sẽ có hai hướng khiếu nại:

  • Khiếu nại hành vi hành chính của người có thẩm quyền vì không ban hành quyết định hỗ trợ suất tái định cư. Đây là trường hợp khiếu nại Hành vi hành chính.
  • Khiếu nại quyết định hỗ trợ suất tái định cư không thỏa đáng, vi phạm pháp luật. Đây là trường hợp khiếu nại Quyết định hành chính được ban hành trái luật hoặc không thỏa đáng.

Trình tự giải quyết theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 có quy định:

  • Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Khởi kiện vụ án hành chính

Ngoài khiếu nại, chúng ta có thể khởi kiện vụ án hành chính để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính 2015.

  1. Nộp đơn khởi kiện
  2. Tòa án tiếp nhận, thụ lý đơn khởi kiện;
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án hành chính;
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo kháng nghị.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục kiện đòi bồi thường về tài sản khi nhà nước thu hồi đất

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về thủ tục kiện đòi suất tái định cư khi bị thu hồi đất. Nếu có bất kỳ nội dung vướng mắc, cần hỗ trợ, giải đáp vui lòng liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn./.

Lưu ý: nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết