Luật Đất Đai

Điều kiện chuyển nhượng mua bán nhà ở tái định cư

Nhà ở tái định cư là nhà được nhà nước hỗ trợ cho người/gia đình bị thu hồi đất ở. Vậy nhà ở tái định cư có được “CHUYỂN NHƯỢNG” hay không? Điều kiện để mua bán nhà ở tái định cư là gì? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề trên.

Nhà ở tái định cư là gì?

Nhà ở tái định cư là gì?

>> Xem thêm: Tái định cư tại chỗ là gì?

Có được chuyển nhượng nhà tái định cư không?

NHÀ Ở tái định cư có thể được mua bán, chuyển nhượng nếu như đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch theo Điều 118 Luật Nhà ở 2014.

Điều kiện chung

Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật nhà ở;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Giao dịch không cần Giấy chứng nhận

Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

  • Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại thu-tuc-chuyen-nhuong-mua-ban-nha-tai-dinh-cu
  • Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Nhận thừa kế nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Ngoài ra, trong trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điều kiện trên, nhà ở còn phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Như vậy, căn cứ theo quy định về điều kiện đàm phán nhà ở theo Điều 118 Luật nhà ở 2014 thì loại hình nhà ở tái định cư hoàn toàn có thể tham gia giao dịch nếu có đủ hồ sơ chứng thực quyền sở hữu nhà, không thuộc đối tượng có quyết định thu hồi, giải tỏa hay có tranh chấp.

Thủ tục mua nhà ở tái định cư

Thủ tục mua nhà ở tái định cư

Thủ tục mua nhà tái định cư

Trình tự mua nhà tái định cư

  • Hợp đồng mua bán nhà ở phải được các bên thỏa thuận và lập thành văn bản.
  • Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
  • Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà ở cấp Giấy chứng nhận.
  • Các bên phải hoàn thành những nghĩa vụ tài chính dưới đây và nộp biên lai cùng giấy tờ có liên quan lại cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thụ lý hồ sơ
  • Thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng nhà, trừ trường hợp được miễn thuế tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân;
  • Lệ phí trước bạ, trừ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 140/2016;
  • Phí Thẩm định hồ sơ.
  • Sau khi có đủ tài liệu cần thiết Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua.

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chưa có sổ hồng

Mua bán nhà tái định cư bằng hợp đồng ủy quyền

  • Thực tiễn hiện nay, suất tái định cư có thể được chuyển nhượng thông qua hợp đồng ủy quyền. Nghĩa là bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền sở hữu, cấp sổ nhà, cải tạo, chuyển nhượng…
  • Khi có HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN thì coi như người mua có toàn quyền sở hữu. Tuy nhiên, thời điểm Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở tái định cư đó thì người ủy quyền lại không được đứng tên trên Giấy chứng nhận.

>>Xem thêm: Suất tái định cư là đất ở có được phép chuyển nhượng không?

Dịch vụ luật sư tư vấn mua nhà tái định cư

Dịch vụ luật sư tư vấn mua nhà tái định cư

Vai trò luật sư hỗ trợ tư vấn mua bán nhà tái định cư như thế nào?

Tư vấn pháp luật

  • Luật sư sẽ tư vấn các quy định của pháp luật về nhà tái định cư;
  • Tư vấn quy định về các cách để chuyển nhượng hay mua bán nhà ở tái định cư;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến mua bán nhà ở tái định cư;..

Soạn thảo văn bản pháp lý

  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khởi kiện tranh chấp mua bán nhà ở tái định cư;
  • Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng;…

Nhà ở tái định cư có thể được chuyển nhượng hay mua bán khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu quý bạn đọc có những khó khăn/thắc mắc liên quan đến mua bán nhà ở hay những vấn đề liên quan đến NHÀ Ở thì hãy liên hệ ngay qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được luật sư chuyên về đất đai hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 1,004 bài viết