Luật Đất Đai

Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

Theo quy định của Luật đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất như: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đất phi nông nghiệp có xây nhà được không?

Đất phi nông nghiệp có được xây nhà?
Đất phi nông nghiệp có được xây dựng nhà ở không?

>>Xem thêm:Thủ tục bán đất nông nghiệp của doanh nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?

Theo Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013, Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác)…;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Đất vườn có phải là đất phi nông nghiệp không?

Về đất vườn, chúng ta có thể hiểu đó là loại đất dùng vào mục đích làm vườn có thể trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm trên cùng một thửa với đất ở (đất thổ cư).

Đất vườn là đất nông nghiệp
Đất vườn là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp

Trong khi đó, đất nông nghiệp còn được gọi là đất canh tác hoặc đất trồng trọt, nó chỉ những vùng đất khu vực thích hợp để sản xuất, canh tác nông nghiệp bao gồm trồng trọt và cà chăn nuôi. Ở Việt Nam nói riêng đất là nguồn lực chính trong nông nghiệp.

Theo quy định của Điểm h,  Khoản 1, Điều 10 Luật đất đai 2013, Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Vì vậy, có thể khẳng định đất vườn chính là đất nông nghiệp, nó thuộc loại đất nông nghiệp khác được dùng để trồng các loại cây hàng năm, và cây lâu năm chung thửa với đất ở.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể kết luận đất vườn không phải là đất phi nông nghiệp. Đất vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp khác theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 10 Luật đất đai 2013.

Thủ tục xây nhà trên đất phi nông nghiệp?

Tại Khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất phải “sử dụng đất đúng mục đích”. Muốn xây nhà trên đất phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi muốn xây nhà trên đất nông nghiệp
Muốn xây nhà trên đát nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT) bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và được sửa đổi tại Khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì không đủ điều kiện xin chuyển mục đích sử dụng đất

Cụ thể, theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai với nội dung “đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?”. Các cá nhân, hộ gia đình đang có nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất xin vui lòng liên hệ Thạc sĩ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

41 thoughts on “Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

  1. Avatar
    Vũ thị hồng An says:

    Tôi có mảnh đất phi nông nghiệp, bây giờ muốn xây dựng nhà ở thì cần làm những thủ tục gì thưa Luật sư?

    • Avatar
      Châu Dàng says:

      Chào Hồng An,
      Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu trả lời đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được hướng dẫn như sau:
      Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất Đai 2013, Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, diện tích đất nhà bạn đang là đất phi nông nghiệp, nếu muốn chuyển sang đất ở thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải nộp tiền sử dụng đất đối với đất ở.
      Do đó, nếu bạn muốn xây dựng nhà ở trên mảnh đất này, bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
      – Bước 1: nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất;
      – Bước 2: nộp tiền sử dụng đất tại Cơ quan thuế cùng cấp (sau khi có phiếu chuyển tại Văn phòng Đăng ký đất đai).
      Trong trường hợp bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, vui lòng để lại số điện thoại tại đây hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ.
      Trân trọng!

      • Avatar
        Vinh says:

        Nhà em có nhận một miếng đất.theo hình thức thôn và xã Thanh lý cho gia đình dùng.và cũng đã đóng thuế phi nông nghiệp .theo mục đất ở tại nông thôn. Vậy e xin hỏi có đuoc phép xây nhà để ở không a.

        • Avatar
          Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

          Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Chuyen tư vấn luật. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
          Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013, căn cứ để xác định loại đất gồm các giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013, quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Hoặc nếu không có các loại giấy tờ này thì xác định dựa trên khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Gia đình bạn cần căn cứ vào các thông tin trên các loại giấy tờ này để xác định loại đất của gia đình. Nếu thông tin trên một trong các loại giấy tờ này thể hiện đất này là đất phi nông nghiệp để ở tại nông thôn thì gia đình bạn có thể thực hiện xây nhà ở mà không cần làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu trên các giấy chứng nhận này không ghi nhận đây là đất phi nông nghiệp để ở thì gia đình bạn cần làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để có thể xây nhà ở.
          Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

    • Avatar
      Nguyễn Lệ Quyên says:

      Chao luật sư mình có mảnh đất phi nông nghiệp đã đóng thếu đầy đủ giờ mình muốn được xây nhà trên mảnh đất đấy nhưng quận không cho và nói có sổ đỏ mới được xây nhờ bạn tư vấn giúp mình với

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        Chào bạn Nguyễn Lệ Quyên
        Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
        Đối với câu hỏi của bạn thì chúng tôi tư vấn như sau:
        Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu bạn muốn xây nhà thì mục đích sử dụng đất của bạn phải là đất ở tại nông thôn hoặc đất ở tại đô thị, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được công bố.
        Như vậy, yêu cầu trên của cơ quan nhà nước là đúng quy định.
        Trân trọng thông tin đến bạn.

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất Đai 2013, Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, diện tích đất nhà bạn đang là đất phi nông nghiệp, nếu muốn chuyển sang đất ở thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải nộp tiền sử dụng đất đối với đất ở.
        Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đất phi nông nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013 như sau:

        Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

        Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
        “a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

        b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
        c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
        d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
        đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.”

        Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
        Theo Điều 101 Luật đất đai 2013:
        “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
        2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Xin cảm ơn./.

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp gồm những loại đất sau:
        – Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
        – Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
        – Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
        – Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
        – Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
        – Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
        – Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
        – Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
        – Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
        – Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
        Việc xây dựng nhà trên đất phi nông nghiệp phải phù hợp với mục đích sử dụng của đất. Trường hợp chưa đúng mục đích sử dụng, cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Ví dụ, nếu xây nhà để ở, thì cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phi nông không phải là đất ở sang đất ở. Hành vi xây nhà trên đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
        1. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

        a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;
        b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
        c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
        d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
        đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
        e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

        2. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

        a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;
        b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
        c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
        d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
        đ) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.
        …..
        5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

        a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
        b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
        c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

    • Avatar
      Hạnh says:

      Luật sư cho em hỏi. Đất nhà em là đất phi nông nghiệp ( đất ở) thì có làm được sổ đỏ không ạ. Vì em lên phường mà họ ko làm cho. Và thủ tục làm như thế nào ạ. Em xin cảm ơn
      Email của em: thaochind@gmail.com

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Hạnh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        Các trường hợp được cấp sổ đỏ quy định tại Luật Đất đai 2013 tại Điều 100 và Điều 101, khi bạn đáp ứng điều kiện sau thì tiến hành thủ tục xin cấp sổ đỏ:
        Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
        1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
        a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
        b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
        c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
        d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
        đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
        e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
        g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
        2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
        3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
        4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
        5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

        Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
        1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
        2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
        Thủ tục cấp sổ đỏ được thực hiện như sau:
        Hồ sơ xin cấp Sổ đỏ khi có giấy tờ
        Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, gồm các đơn, giấy tờ sau đây:
        1 – Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
        2 – Một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nộp bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu).
        3 – Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như:
        + Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở,
        4 – Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
        5 – Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước…
        Hồ sơ xin cấp Sổ đỏ khi không có giấy tờ
        Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
        – Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
        – Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
        Ngoài ra, khi nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
        Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu được thực hiện qua các bước sau:
        Bước 1. Nộp hồ sơ
        – Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
        – Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
        Lưu ý: Địa phương nào đã thành lập Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.
        Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
        Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu
        – Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
        Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ
        – Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận;
        – Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;
        Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho hộ gia đình, cá nhân:
        – Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ.
        – Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có). Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
        Bước 3. Trả kết quả
        – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

    • Avatar
      Phạm Thảo Lam says:

      Mình có mua 1 mảnh đất có sổ đỏ trên đất có nhà cấp 4 và hàng năm mình có đóng thuế 250m 2 đất phi nông nghiệp mục đất ở. Nay mình muốn xây dựng lại nhà vì nhà đã cũ mình có lên phường xin giấy phép xây dựng nhưng họ không cấp mà chỉ ký giấy sửa nhà. Bây giờ mình xây dựng sắp xong thì phường lên bắt ngừng thi công phạt vì không có giấy phép xây dựng và bắt tháo gỡ. Cho mình hỏi nếu muốn tiếp tục xây dựng thì mình phải làm gì?

  2. Avatar
    Nguyễn Thị Tuệ says:

    Chú tôi có mảnh đất vườn, thời gian sử dụng lâu dài, nay muốn chuyển thành đất thổ cư thì thủ tục thế nào ạ, đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 1993

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Thị Tuệ,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyentuvanluat.com.
      Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
      “…d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”
      Như vậy, nếu bạn muốn chuyển đất vườn sang đất thổ cư thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
      1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
      2. Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
      Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
      Trình tự, thủ tục chuyển đổi như sau (Điều 69 Nghị định 43/2104/NĐ-CP):
      Sau khi diện tích đất vườn xin chuyển mục đích sử dụng của bạn phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của phường đã được UBND tỉnh phê duyệt, bạn nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
      – Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
      – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền mới đất;
      Trong 08 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, trình UBND cùng cấp quyết định chuyển mục đích sử dụng đất
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt hơn. Trân trọng cảm ơn!!!

    • Avatar
      Nguyễn Văn Thế says:

      Tôi có nhận chuyển nhượng một mảnh đất phi nông nghiệp khoảng 1500m2 ở từ một công ty gốm ở gần nhà. Tôi có thể xây nhà trọ cho thuê được không. Thủ tục cần những gì?

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Văn Thế! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất là phải “đúng mục đích sử dụng đất”. Như vậy, việc xây dựng nhà trên đất phi nông nghiệp phải phù hợp với mục đích sử dụng của đất. Trường hợp chưa đúng mục đích sử dụng, cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Ví dụ, nếu xây nhà để ở, thì cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phi nông không phải là đất ở sang đất ở.

        Trình tự chuyển mục đích sử dụng đất:
        – Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
        – Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
        – Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
        – Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: tầng 14 tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP.HCM
        – Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        – Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

  3. Avatar
    Nguyễn Thị Tuệ says:

    Trường hợp chú tôi không chuyển đổi sang đất thổ cư mà chú chuyển nhượng đất đó cho nhiều người , những người đó tách sổ vẫn là đất vườn thì khi họ chuyển sang đất thổ cư thì thủ tục thế nào ạ và tính thuế ra sao

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Thị Tuệ,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Bạn hỏi về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở và việc tính thuế. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
      Theo quy định của pháp luật đất đai, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
      bước 1: nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
      Hồ sơ gồm có: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Sổ đỏ).
      Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý hồ sơ. Sau khi xử lý hồ sơ, nếu được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
      Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
      Thời gian thực hiện: Không quá 15 đến 25 ngày tùy theo từng vùng, miền.
      Về nghĩa vụ nộp thuế: trường hợp của bạn do chúng tôi không rõ là trước khi chuyển nhượng là đất được sử dụng dưới hình thức nào (giao đất có thu tiền sử dụng, Giao không thu tiền sử dụng, thuê đất hay đất có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng)do vậy chúng tôi chưa có căn cứ để trả lời bạn. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.
      Trân trọng cảm ơn bạn!

  4. Avatar
    Đào Quang Đạt says:

    Chào Luật Sư !
    Tôi có câu hỏi xin hỏi luật sư giải đáp giúp:
    Tôi có mua 1 căn nhà trên đất phi nông nghiệp, giấy tờ viết tay không có công chứng?
    theo hồ sơ thì chủ cũ đang là người đứng tên đóng thuế đất, giờ tôi muốn đăng ký lại tên đóng thuế là tôi thì cần những thủ tục gì ạ?
    Xin cảm ơn luật sư !

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Đào Quang Đạt,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
      Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013
      2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
      a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
      b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
      c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
      d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
      đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
      e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
      g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
      h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
      i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
      k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
      Như vậy, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có đất ở. Bạn nhận chuyển nhượng đất trên bằng giấy tay, không phải hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực. Do đó, bạn cần thực hiện việc ký lại hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực theo đúng quy định của Luật đất đai. Sau khi đã ký hợp đồng chuyển nhượng lại theo đúng quy định, nếu đất trên không phải đất ở thì bạn cần phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.
      Thứ hai, theo quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, Đối tượng chịu thuế bao gồm:
      1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
      2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
      Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Luật quản lý thuế 2010, thì:
      1. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
      2. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.
      Do đó, bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký, kê khai và nộp thuế tại cơ quan thuế có thẩm quyền.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn, nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm thì vui lòng liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn nhanh chóng.
      Trân trọng!

  5. Avatar
    thannguyen15041997@gmail.com says:

    Tôi có nhà ven biển nhưng tôi xây nhà ra chiều dài thêm 8.5m .tôi có xin giấy phép xây dựng ở xã nhưng không đuợc cấp phép.giờ nhà đã hoàn thành.xã yêu cầu tôi trả về hiện trạng củ.vậy tôi đúng hay sai ạ

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Tại Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng:
      “1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy đinh tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
      Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
      Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
      Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
      2. Đối với công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:
      a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
      b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
      Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;
      c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.
      Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;
      d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.”
      Chúng tôi không rõ trường hợp của bạn có đủ điều kiện được cấp GPXD hay không. Nếu gia đình bạn đã đủ điều kiện nhưng không có GPXD thì theo khoản 2, UBND xã phải tiến hành lập biên bản ngừng thi công và yêu cầu gia đình bạn làm thủ tục cấp giấy phép.
      Trong trường hợp gia đình bạn đã xậy dựng xong nhà mà chưa có giấy phép thì bạn vẫn có thể xin giấy phép xây dựng sau khi đã đóng đầy đủ mức phạt theo quy định theo quy định tại khoản 9 điều 13 nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau:“…Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng”. Như vậy, sau khi hoàn thành việc nộp phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép công trình được tồn tại và cấp giấy chứng nhận sở hữu theo quy định.
      Trong trường hợp gia đình bạn bị từ chối cấp giấy phép thì phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu không phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn kịp thời.

  6. Avatar
    Dinh Huyen says:

    Chào luật sư ạ. Nhà tôi có một mảnh đất phi nông nghiệp đã xây nhà ở được hơn 20 năm nay muốn xây nhà mới nhưng khi đang trong quá trình đặt móng thì cán bộ xã đến nói là đất nhà tôi xây dựng nhà là sai phạm và phải dừng lại mọi hoạt động xây dựng trái phép trên mảnh đất này. Cả khu nhà tôi đều là đất phi nông nghiệp và chưa được cấp sổ đỏ, đất nhà tôi suốt thời gian ở đây không hề có tranh chấp gì. Vào khoảng năm 2007 nhà tôi có làm đơn xin cấp sổ đỏ nhưng phía xã lấn lứa không giải quyết rồi im bặt từ đó đến nay. Từ trước đến nay vẫn có nhiều nhà (cả dân địa phương và người nơi khác đến mua đất) xây nhà và không hề có sự ngăn cản nào từ phía các bộ quản lí. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi giờ gia đình phải làm thế nào để xây dựng tiếp và hợp pháp với ạ. Mong được phía luật sư phản hồi sớm. Rất cảm ơn luật sư.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Đinh Huyen,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất phi nông nghiệp gồm những loại sau:
      a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
      b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
      c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
      d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
      đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
      e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
      g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
      h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
      i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
      k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
      Do đó, chỉ có đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị được xây nhà ở.
      Bạn cần phải làm thủ tục cấp sổ đỏ cho thửa đất trên với mục đích sử dụng đất là đất ở. Thủ tục cấp sổ đỏ thì đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, tiếp theo bạn nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại UBND xã nếu có nhu cầu. Trong thời hạn 30 ngày, nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện thì bạn sẽ được cấp sổ đỏ. Sau khi có sổ đỏ với mục đích sử dụng đất là đất ở thì bạn có thể xây dựng nhà ở trên đất.
      Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Nếu có thắc mắc cần tư vấn bạn hãy liên hệ qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ.
      Trân trọng!

  7. Avatar
    Bùi sang says:

    Ba em có xây nhà và ở trên đất của hàng xóm cho ở nhờ.
    Nay củng trên 30 năm giờ bị hàng xóm đuổi đi . Nghe ba em kể lại lúc trước người hàng xóm cho ở và xây nhà là chổ bãi rác và giờ ba em sau bao năm đã dọn dẹp và đã xây lên được 1 căn nhà . Giờ ba em mất rồi thì bị nguời hàng xóm đuổi đi vậy người hàng xóm có quyền lấy lại mãnh đất mà gia đình em đã sinh sống trêb 30 năm không ạ . Và từ năm 2012 nhà em đã đóng thuế đất phi nông nghiệp tới nay củng đã đóng thuế đất được 8 năm . Vậy nhà em có phải dọn đi theo lời người hàng xóm ko ạ

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      chào bạn Bùi Sang
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.

      Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
      Đất của bạn đang có tranh chấp, hiện tại bạn phải nộp đơn để yêu cầu UBND xã hòa giải. Nếu hòa giải được thì một trong hai bên sẽ có quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không hòa giải được thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết.
      Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục khởi kiện và thủ tục tố tụng, hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ.
      Trân trọng!

  8. Avatar
    vinh says:

    em có thửa đa chuyển sang đất phi nông nghiêp.va đóng thuế theo muc là đất ở tại nông thôn vây em có đươc phép xây nhà khi chưa đươc cấp giấy chứng nhân quyền sử dung đất ở lâu dài không ah.mong tư vấn giùm em ah

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Vinh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau.

      Việc xây dựng nhà của gia đình bạn không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Theo khoản 2 Điều 89 các trường hợp được miễn giấy phép bao gồm:

      a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
      b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
      c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
      d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
      đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
      e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
      g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
      h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
      i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
      k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
      l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

      Do đó, trước khi khởi công xây dựng nhà, bạn phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này. Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:
      a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
      b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
      c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
      d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.

      Như vậy, nếu bạn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn không được cấp phép để xây nhà và không thể thực hiện việc xây nhà. Trong trường hợp bạn xây nhà không phép, công trình sẽ bị phá dỡ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt nhất.

  9. Avatar
    Khách says:

    da em muốn hỏi la em đa đóng thuế phi nông nghiêp va đất nha em thuộc nhóm,a tức đất ở,ở nông thôn ah.vây nhà em có đươc phép sử dunng vào muc đích xây nhà để ở không ah.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Bạn đã đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và đất của bạn là đất ở thì bạn có quyền sử dụng đất để xây nhà ở.
      Thông tin đến bạn.
      Trân trọng!

        • Avatar
          Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn Truong Hữu Ha! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thi đối tượng chịu thuế phi nông nghiệp bao gồm:
          Điều 1. Đối tượng chịu thuế
          1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
          2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:
          2.1. Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất;
          2.2. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);
          2.3. Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;
          Ví dụ 1: Công ty A được nhà nước cho thuê đất để khai thác than, trong tổng diện tích đất được thuê là 2000m2 đất có 1000m2 trên mặt đất là đất rừng, còn lại là mặt bằng cho việc khai thác và sản xuất than. Việc khai thác than không ảnh hưởng đến diện tích đất rừng, thì phần diện tích đất rừng đó không thuộc đối tượng chịu thuế.
          2.4. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
          3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.
          Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
          – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
          – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
          Hotline: 1900.63.63.87
          Trân trọng!

  10. Avatar
    Nguyễn Thị Diệu Lý says:

    Xin chào luật sư! Mình xin nhò luật sư tư vấn một việc như sau : khoảng 1995 cha tôi có mua khoảnh đất khoàng 100 mét vuông để trồng cây bạch đàn. Đến năm 2017 xã mở đường bê tông đi ngang qua khu đất và đã đền bù cho gia đình tôi một ít tiền để chặt phá cây. Từ đó đến nay khoảnh đất ấy không có ai tranh chấp. Nay gia đình tôi mướn xây nhà ở trên mảnh đất ấy có được không? Nếu được thì tôi cần làm những thủ tục gì để hợp pháp. (hiện tại cha tôi đã chết, lúc mua đất không có giấy tờ gì cả). Rất mong được luật sư phản hồi sớm! Cảm ơn luật sư rất nhiều!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Thị Diệu Lý, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Như thông tin bạn đã cung cấp, mảnh đất đó được UBND xã mở đường bê tông đi ngang qua. Nếu mảnh đất đó đã được gia đình bạn chặt cây, nhưng chưa được UBND cấp xã thực hiện việc làm đường bê tông thì theo Điều 49 Luật Đất đai 2013:
      Nếu chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
      Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
      Vì vậy bạn phải tìm hiểu mảnh đất đó đã có kế hoạch sử dụng của cấp huyện hay chưa, nếu đã có rồi thì bạn không thể xây dựng nhà ở trên mảnh đất đó.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

  11. Avatar
    Lê duy cao says:

    Chào luật sư. Tôi có 1 mảnh đất cũng không phải nông nghiệp. Tôi mua của nhà chủ cũ từ tháng 2 /2009 và gia đình ở đó ổn định đến nay không có tranh chấp gì . nguồn gốc đất đó là từ những năm 1987 nhà chủ cũ trước mặt nhà họ có 1 cái ao. Họ san lấp dần rồi chăn nuôi sau đó họ xây lên nhà trọ được vài năm rồi họ bán cho mọi người trong đó có gia đình tôi. Bây giờ tôi đang nhờ vào mối quan hệ để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp . và đã chuyển đổi được , để chuyển sang đất sổ đỏ thì tôi phải làm thế nào ạ . mong luật sư tư vấn ạ . 0985167342

  12. Avatar
    Dung says:

    Chào luật sư. E có mảnh đất nông nghiệp 500m2 trồng cây hằng năm ở gần đường. Bây giờ e muốn chuyển sang đất phi nông nghiệp để kinh doanh buôn bán được không ? Chi phí và thủ tục thế nào ạ ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Dung, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
      “…d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”
      Do đó, bạn muốn chuyển sang đất phi nông nghiệp để buôn bán thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
      Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau: Căn cứ và Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất thì trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đó như sau:
      Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến Phòng tài nguyên và môi trường. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
      a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
      b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
      Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
      Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
      – Thời gian thực hiện:
      + Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
      + Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
      Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì nghĩa vụ tài chính được xác định theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
      “2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
      a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
      Theo đó, số tiền sử dụng đất bạn phải nộp khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xác định như sau:
      Trường hợp 1: Nếu diện tích đất vườn cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Trường hợp 2: Nếu diện tích đất vườn của gia đình bạn không thuộc trường hợp 1 thì số tiền sử dụng đất sẽ bằng 100% chênh lệch giữ tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Bạn cần đối chiếu với Quyết định về giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất để xác định giá đất ở và giá đất nông nghiệp tính tiền sử dụng đất.
      Ngoài ra, còn có thể có các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời

  13. Avatar
    Nguyễn thị huyền says:

    Tôi có mua 1 lô đất của dự án trên sổ đã ghi mục đích sdđ là: đất ở tại đô thị – lâu dài, tuy nhiên khi tra trên bản đồ thông tin qui hoạch thì phần thông tin thửa đất vẫn giống trên sổ nhưng phần thông tin quy hoạch được ghi là: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Vậy cho tôi hỏi ghi như vậy đất có bị hạn chế gì không? Tại sao không ghi là đất ở đô thị mà lại ghi là đất cơ sở sx phi nông nghiệp? Xây nhà được không?
    Cám ơn luật sư.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Thị Huyền, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Tại Khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất phải “sử dụng đất đúng mục đích”. Muốn xây nhà trên đất phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.
      Theo đó bạn nên làm thủ tục chuyển đổi từ loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thành đất ở để được xây dựng nhà. Thủ tục bao gồm:
      Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và được sửa đổi tại Khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT);
      Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ
      Xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *