Luật Hợp Đồng

Quy định pháp luật về chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại là gì? Liệu cơ chế này có được nhà nước hợp pháp hóa và quy định trong pháp luật hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định của pháp luật về chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại

>>> Xem thêm: Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng nhà ở thương mại dành cho doanh nghiệp

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Căn cứ Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở nhưng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng này cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trình tự, thủ tục thực hiện như lần đầu chuyển nhượng (Khoản 4 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD).
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ.
  • Trường hợp hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó;
  • Trường hợp bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng.

Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại là gì?

Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng nhà ở thương mại
  • Hợp đồng chuyển nhượng là sự thoả thuận giữa các bên.
  • Theo đó bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại chuyển giao hợp đồng cùng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai, nhà ở.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được thực hiện theo Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD như sau:

Lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết được lập thành 06 bản:

  • 03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu;
  • 01 bản nộp cho cơ quan thuế;
  • 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu;
  • 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu;
  • 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực (trong trường hợp văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện công chứng, chứng thực).

Công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

Các bước chuyển nhượng hợp đồng thương mại nhà ở
  • Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực.
  • Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng không bắt buộc mà do các bên tự thỏa thuận.

Nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận

Sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng.

Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ pháp lý đầy đủ.

Trong trường hợp không xác định được chủ đầu tư (do giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật), việc xác nhận văn bản chuyển nhượng được thực hiện như sau:

  • Trường hợp việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà nhà ở chuyển nhượng chưa được cấp Giấy chứng nhận thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở xác nhận về việc chuyển nhượng hợp đồng;
  • Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không đủ cơ sở để xác nhận thì Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai bản sao văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ dân phố nơi có nhà ở đó;
  • Nếu quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày niêm yết công khai bản sao văn bản chuyển nhượng hợp đồng mà không có tranh chấp, khiếu kiện thì Ủy ban nhân cấp xã xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở về việc không có tranh chấp, khiếu kiện để cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng.

>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên tài sản là nhà đất của doanh nghiệp

Cấp Giấy chứng nhận

Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận, ngoài các giấy tờ theo quy định của pháp luật về đất đai, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận các giấy tờ sau:

  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư;
  • Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn đọc chưa hiểu hết vấn đề, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn đọc theo số hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *