Luật Đất Đai

Cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất có phạm luật không?

Cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất không phải là một câu chuyện hiếm xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều biết rằng người nước ngoài không được phép sở hữu đất tại Việt Nam. Vậy hành vi cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất có vi phạm pháp luật không? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu những quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây nhé.

Cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất có vi phạm pháp luật không?

Cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất có vi phạm pháp luật không?

Quy định về sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam

Sở hữu nhà ở

Điều 159 Luật Nhà ở 2014 về vấn đề mua (sở hữu) nhà quy định những đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Điều 5 Luật Đất đai 2013 cũng quy định người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một trong các hình thức sau:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Người nước ngoài không được sở hữu đất tại Việt Nam

Người nước ngoài không được sở hữu đất tại Việt Nam

Do đó, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là mua đất) tại Việt Nam.

Người nước ngoài góp vốn chung mua đất có được đứng tên đất không?

Như đã nói ở trên, pháp luật Việt Nam không cho phép người nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Vì vậy, người nước ngoài ngay cả khi góp vốn chung mua đất cũng không được phép đứng tên đất.

Cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất có phạm luật không?

Người nước ngoài góp vốn chung mua đất hay nhờ người Việt Nam đứng tên thay cho mình trong giao dịch mua bán đất là một hình thức người nước ngoài “lách luật” để sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Pháp luật không cấm hành vi cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất và chúng ta có thể làm những điều mà pháp luật không cấm.

Quy định người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam

Quy định người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam

Tuy nhiên, hành vi trên có thể gây ra hậu quả làm sai lệch trong quản lý Nhà nước, giấy tờ không thể hiện đúng chủ thể và bản chất, che khuất trong đó là hành vi kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế, ảnh hưởng đến an ninh, tài nguyên quốc gia.

Theo nguyên tắc chung mà pháp luật bất kỳ quốc gia nào cũng quy định, các giao dịch về tài sản nói chung, bất động sản nói riêng đều bắt buộc phải thể hiện đúng tên chủ thể tham gia giao dịch, đúng bản chất và sự thật. Nói khác đi, việc nhờ người khác đứng tên hay đứng tên thay người khác để mua nhà, mua đất có thể được xem là hành vi lách luật, lừa dối cơ quan quản lý Nhà nước và có tính chất nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Người nước ngoài có đòi lại đất nhờ người khác đứng tên tại Việt Nam được không?

Trong lịch sử tư pháp Việt Nam, đối với những tranh chấp liên quan đến việc người nước ngoài đòi lại đất nhờ người Việt Nam đứng tên. Hướng giải quyết thường được tòa án áp dụng là nghiêng về việc bảo vệ người Việt Nam.

Từ năm 1995 đến nay, trong khi xét xử các vụ án tương tự. Các tòa án Việt Nam thường xét xử dựa trên ba luồng quan điểm chính:

  • Trả tiền mua nhà tại thời điểm mua nhà cộng với phần lãi phát sinh từ thời điểm mua nhà cho tới hiện tại.
  • Hóa giá ngôi nhà theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại. Trả cho nguyên đơn là người nước ngoài phần giá trị lúc mua nhà, phần chênh lệch được xung vào công quỹ
  • Áp dụng án lệ 02/2016/AL của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao.

Đối với trường hợp áp dụng án lệ số 02/2016/AL hướng giải quyết của tòa án được áp dụng như sau:

  • Xác định công sức bảo quản giữ gìn đất của người nhận đứng tên hộ để làm căn cứ chia giá trị miếng đất cho người đứng tên.
  • Trong trường hợp không xác minh được công sức trông coi, quản lý thì phần đất đó được chia ngang nhau cho người trông coi, bảo quản và người bỏ tiền ra để chuyển nhượng bất động sản

Những căn cứ cần xác minh khi tiến hành đòi đất của người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên:

  • Chứng minh được nguồn tiền được dùng để mua bất động sản do người nước ngoài gửi về mua đất nhờ người khác đứng tên.
  • Xác định công sức đóng góp, trông coi, bảo quản của người đứng tên miếng đất

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhà đất cho người nước ngoài

Trên đây là bài viết chi tiết về Cho người nước ngoài góp vốn chung mua đất có vi phạm pháp luật không? Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về  các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI hỗ trợ.

4.9 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết