CÁCH HẠN CHẾ RỦI RO KHI MUA NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI đang ngày càng nhận được sự quan tâm từ bạn đọc. Hình thức mua bán nhà ở hình thành trong tương lai mang nhiều ưu điểm, hấp dẫn người có nhu cầu mua nhà thế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận. Quý bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây về các hạn chế rủi ro khi mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Nhà ở hình thành trong tương lai
>>> Xem thêm: Nhà ở hình thành trong tương lai
Mục Lục
Các rủi ro thường gặp khi mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Dự án chưa được phép triển khai do hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ,… chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; CHỦ ĐẦU TƯ chưa được có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ đầu tư đã thực hiện chào bán
- Dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn nhưng đã rao bán, nhận đặt cọc, đặt chỗ
- Dự án có tranh chấp giữa các bên liên quan
- Dự án chậm bàn giao
- Chủ đầu tư không cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho người mua
- Hành vi LỪA ĐẢO chiếm đoạt tài sản (bán cùng một căn nhà cho nhiều người )
Hạn chế rủi ro khi mua nhà ở trong tương lai
>>> Xem thêm: Mua bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng hợp đồng góp vốn có đúng luật không?
Cách hạn chế rủi ro khi mua nhà ở hình thành trong tương lai
Xem xét điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ các giấy tờ như: giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công, Giấy phép xây dựng (nếu phải có), giấy tời về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án, biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà (nếu là nhà chung cư).
- Phải có văn bản trả lời của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán trước khi bán.
Thỏa thuận giao kết hợp đồng
Về tiến độ thanh toán
Theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, việc thực hiện THANH TOÁN trong mua bán bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện theo các quy định và nguyên tắc sau:
- Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng
- Những lần thanh toán tiếp theo (sau lần đầu) phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà cho khách hàng; không quá 50% giá trị hợp đồng đối với trường hợp bên bán là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Khi bên mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán không được thu quá 95% giá trị hợp đồng, phần còn lại được thanh toán khi bên mua có được một trong những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bất động sản này.
Về bồi thường thiệt hại
Khi soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, các bên cần có thỏa thuận về BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI trong trường hợp một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ ghi nhận trong hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Việc thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại này sẽ giúp các bên dễ dàng hơn trong việc giải quyết tranh chấp sau này.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về pháp lý khi mua nhà hình thành trong tương lai
Làm thế nào để biết dự án nhà ở đã được ngân hàng bảo lãnh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư dự án bất động sản phải được ngân hàng thương mại thực hiện BẢO LÃNH nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Ngân hàng thương mai được thực hiện việc bảo lãnh phải thuộc danh sách do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Hướng xử lý khi mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng luật
Thỏa thuận
Thỏa thuận là phương thức xử lý tranh chấp tối ưu do tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Pháp luật khuyến khích các bên khi xảy ra tranh chấp, xung đột đặc biệt là những tranh chấp với phạm vi và quy mô nhỏ nên lựa chọn phương thức thỏa thuận để việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, tiện lợi đảm bảo quyền lợi của các bên một cách kịp thời.
>>> Xem thêm: Vụ mua nhà thông qua Sacombank 4 năm chưa được sang tên: Quy trình xử lý hồ sơ vay có “vấn đề”?
Khởi kiện tại Tòa án
Khi có hành vi xâm phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự, đòi bồi thường thiệt hại tại Tòa án. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về cách hạn chế rủi ro khi mua nhà ở hình thành trong tương lai. Nếu còn có bất cứ thắc mắc về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI tư vấn, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.