Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Sản Phẩm

Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu là thủ tục cần thiết trong quá trình hình thành và phát triển của một công ty. Bởi nó không chỉ là đặc trưng để phân biệt sản phẩm, công ty mình với đối thủ mà còn là đại diện của công ty trên thương trường. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho Qúy bạn đọc các nội dung về quy trình đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm nói chung.

Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm

Điều kiện đăng ký thương hiệu sản phẩm

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thì: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.
  • Theo đó, nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải đồng thời đáp ứng hai tiêu chí sau:

Một, Tiêu chí bảo hộ thứ nhất:

 Nhãn hiệu phải hội tụ đủ 2 yếu tố: Thứ nhất, là các dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể “tri giác” được; thứ hai, các dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tồn tại dưới dạng chữ cái, từ, ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc.

Luật sở hữu trí tuệ quy định các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp văn bằng bảo hộ tại Điều 73, các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy của các nước; biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép

Hai, Tiêu chí bảo hộ thứ hai:

Theo khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023thì nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm gồm các bước sau:

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu: Theo quy định tại Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thì hồ sơ đăng ký gồm:

  • 10 bản mẫu nhãn hiệu theo quy định
  • Các tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định nhà nước
  • Chứng từ cùng lệ phí cần nộp
  • Giấy ủy quyền
  • Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, tài liệu thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có)

Bước 2. Giai đoạn thẩm định hình thức theo quy định tại Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Trong giai đoạn đăng ký nhãn hiệu thì việc thẩm định hình thức sẽ là giai đoạn quan trọng nhất và quyết định xem đơn đăng ký nhãn hiệu có được duyệt qua hay không.

Sau khi nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ thì các thẩm định viên sẽ xem xét các thông tin khai trên tờ khai, xem xét phân nhóm hàng hóa/dịch vụ, xem xét phí nộp theo số nhóm hàng hóa/dịch vụ và các sản phẩm/dịch vụ trong các nhóm và xem xét các tài liệu khác có trong đơn. Thẩm định viên có thể sẽ ra công văn từ chối nếu đơn có bất kỳ một thiếu sót hình thức nào.

Nếu nhận được công văn thẩm định hình thức thì người nộp đơn có thời hạn 1 tháng kể từ ngày ký công văn để trả lời, nếu quá thời hạn này mà người nộp đơn không trả lời thì đơn coi như bị rút bỏ.

Bước 3. Công bố đơn trên công báo của Cục Sở hữu Trí Tuệ theo quy định tại Điều 110 Luật sở hữu trí tuệ.

Bước tiếp theo trong quá trình làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu chính là việc công bố đơn đạt yêu cầu trên công báo của cục Sở Hữu Trí Tuệ. Việc công bố nhằm cho các tổ chức/cá nhân khác biết đến đơn nhãn hiệu của chủ đơn. Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp bằng của đơn nhãn hiệu được đăng trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ nếu đưa ra được lý do xác đáng.

Đơn nhãn hiệu được công bố trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4. Giai đoạn thẩm định nội dung được quy định tại Điều 114 Luật sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Thời gian thẩm định nội dung đơn theo quy định của Cục sở hữu Trí tuệ là 9-10 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian xử lý của giai đoạn này là từ 14-16 tháng. Trong giai đoạn này, thẩm định viên sẽ đưa ra một trong số những ý kiến sau:

  • Đơn bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng, hoặc
  • Đơn bị từ chối một phần vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng, hoặc
  • Đơn đủ điều kiện cấp bằng và yêu cầu người nộp đơn nộp phí cấp bằng.

Bước 5. Cấp bằng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 118 Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi Khoản 43 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Người nộp đơn phải nộp phí cấp bằng và nhận văn bằng khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày làm thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau khi đơn nhãn hiệu được cấp bằng, chủ văn bằng sẽ có quyền độc quyền đối với việc sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Thời gian hoàn thành thủ tục

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian để cục sở hữu trí tuệ thẩm định đơn đăng ký thương hiệu là 1 năm (12 tháng). Cụ thể:

  • Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kết quả xem xét đơn sẽ trả về 1 trong 2 kết quả: Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên công báo của Cục sở hữu Công Nghiệp.
  • Trong thời hạn 8 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, người nộp đơn sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thông báo kết quả xem xét nội dung đơn dưới hình thức thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ hoặc thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Thời gian 1 tháng để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm”. Trường hợp Qúy khách hàng có bất kì nội dung nào còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp Chuyên Tư Vấn Luật của chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

4.64 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết