Để bản án của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam cần đáp ứng các nguyên tắc cơ bản và trình tự thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015). Bài viết sẽ phân tích cụ thể các điều kiện, thủ tục để yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận bản án, cũng như thời hạn giải quyết, cho thi hành bản án.
>>> Xem thêm: Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Mục Lục
Quy định về công nhận và cho thi hành bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Công nhận bản án nước ngoài là việc Tòa án của một nước, theo yêu cầu của người có quyền (còn gọi là người được thi hành án), ra quyết định công nhận bản án do Tòa án của một nước khác xét xử. Trong các tranh chấp tài sản có yếu tố nước ngoài thì nội dung thông thường là do người được thi hành án yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chuyển nhượng, đền bù liên quan đến tài sản là bất động sản, hoặc động sản tại Việt Nam.
Bản án về tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài sẽ được đề cập bằng thuật ngữ ngắn gọn là bản án nước ngoài hoặc bản án yêu cầu công nhận. Quy định công nhận và cho thi hành các bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài phải đáp ứng các nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định. Các nguyên tắc bao gồm:
- (1) Phải trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó đều là thành viên hoặc hiệp định tương trợ tư pháp song phương;
- (2) Bản án trên nguyên tắc có đi có lại;
- (3) Pháp luật Việt Nam quy định việc công nhận và cho thi hành bản án đó.
- Ngoài các nguyên tắc trên, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành với điều kiện là người phải thi hành cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam.
Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 14 Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp với các nước: Liên bang Nga, Séc, Slovakia, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, CuBa, CHDCND Lào, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ukraine, Belarus, Pháp, Mông Cổ. Tất cả các Hiệp định song phương này đều có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Xem xét việc đã có hay chưa hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước có bản án cần yêu cầu công nhận là ưu tiên đầu tiên.
Ai có quyền yêu cầu công nhận bản án nước ngoài theo pháp luật hiện hành ?
Nguyên tắc chung của Bô luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 là Tòa án chỉ xem xét việc công nhận bản án nước ngoài khi có yêu cầu từ người có quyền.
Cụ thể, khoản 1 điều 425 BLTTDS 2015 quy định người được thi hành án (tức người có quyền yêu cầu) hoặc đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam. Ngược lại, bên phải thi hành có quyền yêu cầu Tòa án không công nhận bản án (theo khoản 2 điều 425 BLTTDS 2015). Ngoài ra, luật cũng cho phép các đương sự có quyền lợi liên quan yêu cầu Tòa án không công nhận với điều kiện là bản án đó không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
>>> Xem thêm: Điều kiện để công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam
Phạm vi công nhận và thi hành
Các bản án, quyết định của nước ngoài được công nhận và cho thi hành bao gồm: bản án, quyết định dân sự; phần dân sự trong bản án hình sự; các quyết định của Trọng tài thương mại. Như vậy, phạm vi công nhận chỉ nằm trong lĩnh vực dân sự, kể cả phần dân sự trong các bản án hình sự. Đặc biệt, một số Hiệp định còn phân loại bản án ra thành: bản án có tính chất tài sản và bản án không mang tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành.
Ví dụ, điều 51 Hiệp định tương trợ tư pháp với Nga không quy định thủ tục thi hành đối với các bản án không có đối tượng là tài sản. Trường hợp này bên yêu cầu sẽ được Tòa án Việt Nam chấp nhận mà không cần qua thủ tục đặc biệt nào. Như vậy, ở đây có thể hiểu việc Toà án xem xét công nhận và cho thi hành chủ yếu đặt ra đối với các bản án, quyết định có tính chất tài sản và có thể sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Vây, người yêu cầu công nhận phải lưu ý điều kiện về nơi cư trú của người phải thi hành, cũng như tình trạng của tài sản liên quan phải thi hành.
Điều kiện công nhận và thi hành
Tựu chung lại có 3 điều kiện công nhận và cho thi hành chính:
- Thứ nhất, bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án, quyết định đó.
- Thứ hai, bản án, quyết định được cơ quan có thẩm quyền tuyên.
- Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến luật hình thức) phải được đảm bảo.
Tất cả các Hiệp định đều quy định Toà án là cơ quan xem xét và ra quyết định công nhận và thi hành bản án, quyết định của nước ngoài. Ở đây, Toà án không xem xét lại nội dung bản án, quyết định.
Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài
Gửi đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo
Về thẩm quyền xét đơn yêu cầu: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành (theo Điều 352 BLTTDS 2015). Các bước thực hiện: Người yêu cầu nộp “Đơn yêu cầu và cho thi hành” và “Giấy tờ tài liệu”. Nội dung đơn yêu cầu đúng với quy định tại điều 433 BLTTDS gồm:
- Họ, tên địa chỉ của người được thi hành (nếu là cá nhân) hoặc họ tên người đại diện hợp pháp, trụ sở chính của người thi hành ( nếu là cơ quan tổ chức);
- Họ, tên địa chỉ của người phải thi hành (nếu là cá nhân) hoặc họ tên người đại diện hợp pháp, (nếu là cơ quan tổ chức). Trường hợp đương sự không cư trú, hoặc không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam (điểm b, khoản 1)
- Yêu cầu thi hành: phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam (nếu đã thi hành một phần);
Lưu ý, đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Tài liệu yêu cầu sẽ tùy theo quy định cụ thể của Điều ước Quốc tế, hoặc Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước có bản án yêu cầu công nhận (theo điều 434 BLTTDS)
Trình tự xét đơn yêu cầu
Theo BLTTDS 2015, trình tự xét đơn bao gồm các bước : Bước 1: Bộ Tư pháp sẽ giao cho Tòa án có thẩm quyền tiến hành thực hiện. Sau đó, Tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét việc thụ lý đơn (điều 435 BLTTDS 2015) Bước 2: Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn và yêu cầu giải thích bổ sung nếu có (điều 436, khoản 1 điều 437) Bước 3: Tòa án tổ chức cuộc họp xét đơn yêu cầu. Cuộc họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Cuộc họp không phải là phiên xét xử lại vụ án mà chỉ để xem xét việc công nhận và thi hành bản án hoặc phán quyết của trọng tài (điều 438). Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục, Tòa án gửi quyết định cho các đương sự (điều 441)
Thời hạn và kết quả giải quyết
Thời hạn giải quyết được quy định tương ứng với từng giai đoạn liệt kê ở trên. Trong trường hợp đơn yêu cầu được chấp nhận thì tổng thời gian sẽ kéo dài từ 05 đến 06 tháng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ đơn yêu cầu (khoản 4 điều 437) hoặc tạm đình chỉ đơn yêu cầu (khoản 5 điều 437). Nhìn chung, hậu quả pháp lý của các quyết định đó là có thể làm kéo dài thời hạn giải quyết, hoặc chấm dứt việc giải quyết (trường hợp người phải thi hành là cá nhân chết mà không có người thừa kế nghĩa vụ tài sản; cơ quan, tổ chức đã giải thể theo pháp luật Việt Nam,..)
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục được thi hành bản án dân sự tranh chấp đất đai
Trường hợp từ chối công nhận bản án, quyết định nước ngoài
- Từ chối do Tòa án nước ngoài không có thẩm quyền
- Từ chối công nhận bản án do trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, không đáp ứng điều kiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
Thông tin liên hệ
Tư vấn trực tuyến
Chuyên Tư Vấn Luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:
- Để được hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp qua E-mail: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bày nội dung tư vấn đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: chuyentuvanluat@gmail.com, sẽ được Luật sư doanh nghiệp trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
- Để được hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật dân sự qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.63.63.87 và trình bày nội dung cần hỗ trợ pháp luật doanh nghiệp với Luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư lắng nghe và tận tình giải đáp.
- Zalo: 0939 846 973
- Facebook: FANPAGE Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
Tư vấn trực tiếp
Gặp trực tiếp Luật sư Doanh nghiệp tại:
- Trụ sở Công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
- Văn Phòng Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Văn Phòng kho: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Trên đây là toàn bộ thông tin về Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài của Chuyên Tư Vấn Luật. Nếu có các vấn đề pháp lý về thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận, xin Quý khách hãy liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể. Chuyên Tư Vấn Luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.