Luật Dân sự

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với người nước ngoài

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) đối với người nước ngoài cũng áp dụng gần tương tự như đối với công dân Việt Nam là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) đối với người nước ngoài

>>> Xem thêm: Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh

Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT

Trong quá trình giải quyết vụ án

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị quyết 02/2020 sửa đổi bổ sung (sđbs) khoản 1 điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trong tình thế khẩn cấp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT  về việc áp dụng BPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị quyết 02/2020 sửa đổi bổ sung (sđbs) khoản 2 điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS 2015.)

Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT

Theo điều 112 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT được quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT

Trước phiên toà

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

Tại phiên tòa

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Các BPKCTT áp dụng

Việc áp dụng các BPKCTT đối với người nước ngoài hầu như giống với người Việt Nam được quy định tại điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS).

Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 9 Nghị quyết 02/2020 thì:

Đối với người nước ngoài thì Tòa án không áp dụng BPKCTT cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ mà áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài các BPKCTT quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 114 của BLTTDS 2015 thì Tòa án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT khác do luật khác quy định.

Những trường hợp không áp dụng BPKCTT

Theo điều 4 Nghị quyết 02/2020 thì những trường hợp sau không áp dụng BPKCTT:

  • Việc áp dụng BPKCTT dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động;
  • Việc áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 114 của BLTTDS 2015 đối với tài sản được quy định chi tiết tại khoản 2 điều 4 Nghị quyết 02/2020;
  • Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác quy định tại khoản 10 Điều 114 của BLTTDS 2015 đối với tài khoản được doanh nghiệp sử dụng để thanh toán nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng;
  • Việc áp dụng BPKCTT đối với tài sản trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 điều 4 Nghị quyết 02/2020.

Thủ tục áp dụng BPKCTT

Thủ tục áp dụng BPKCTT

>>> Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng vụ án dân sự Theo điều 113 BLTTDS 2015 và điều 10,11,12 Nghị quyết 02/2020 có quy định rõ về những nội dung cụ thể như sau:

Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT

Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng BPKCTT;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng BPKCTT;
  • BPKCTT cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Theo từng trường hợp thì người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó.

Thủ tục áp dụng BPKCTT

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT trước khi mở phiên tòa

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó.
  • Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT chưa đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 133 của BLTTDS 2015, Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng BPKCTT chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu của Thẩm phán. Thẩm phán cũng có thể hỏi thêm ý kiến của họ.

Thẩm phán có thể yêu cầu người bị áp dụng BPKCTT trình bày ý kiến trước khi ra quyết định nếu việc trình bày đó bảo đảm cho việc ra quyết định đúng đắn, không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định. Thẩm phán không được yêu cầu người bị áp dụng BPKCTT trình bày ý kiến trong trường hợp áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản 2 Điều 206 của Luật Sở hữu trí tuệ;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng BPKCTT
  • Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 9, 12, 13, 14 và 17 Điều 114 BLTTDS 2015, Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT;
  • Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS 2015, Thẩm phán buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của BLTTDS 2015 thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT tại phiên tòa

Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giải quyết như sau:

  • Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT và người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì HĐXX ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT;
  • Nếu có căn cứ áp dụng BPKCTT và người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì HĐXX ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015;
  • Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng BPKCTT chưa đầy đủ, HĐXX tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 của BLTTDS 2015 trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ;
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì HĐXX phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Thủ tục giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT cùng với việc nộp đơn khởi kiện

Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định yêu cầu khởi kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đã nhận đơn hay không.

  • Nếu thuộc thẩm quyền thì tiếp tục xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT thời theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 02/2020;
  • Còn không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo cho họ.

Xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản

Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 và Điều 125 BLTTDS 2015  cần phân biệt như sau:

Việc xác định nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ thực hiện

Căn cứ theo đơn khởi kiện, đơn phản tố của bị đơn và đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Phong tỏa tài khoản, tài sản

  • Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
  • Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa.
  • Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa.
  • Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Tài sản bị yêu cầu phong tỏa

Có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng BPKCTT khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của BLTTDS 2015 không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ.

Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT

Được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 BLTTDS 2015, trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng BPKCTT.

>>> Xem thêm: Chi phí đảm bảo khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tính như thế nào?

Dịch vụ luật sư

Dịch vụ luật sư hỗ trợ sẽ thực hiện nhiều công việc để giúp khách hàng yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT đúng theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Tư vấn cho thân chủ về BPKCTT phù hợp đối với tình huống của thân chủ;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu cũng như chuẩn bị các hồ sơ khác liên quan;
  • Nộp đơn yêu cầu tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự;
  • Nếu thân chủ có yêu cầu, luật sư có thể tham gia vào vụ án dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;
  • Các công việc khác có liên quan tùy vào các vụ việc, vụ án cụ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ tư vấn, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) đối với người nước ngoài. Nếu có vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến tố tụng dân sự thì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể. Xin cảm ơn.

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết