Luật Dân sự

Trình tự thủ tục yêu cầu tòa án hủy phán quyết của trọng tài

Hủy phán quyết trọng tài là một thủ tục pháp lý do Tòa án thực hiện nhằm xem xét lại phán quyết trọng tài được ban hành có tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xét xử của trọng tài thương mại theo luật định. Qua bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ có những chia sẻ liên quan đến trình tự thủ tục yêu cầu tòa án hủy phán quyết của trọng tài.

Hủy phán quyết trọng tài thương mại Hủy phán quyết trọng tài thương mại

Các trường hợp phán quyết của trọng tài bị hủy

Các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM 2010) có quy định về các trường hợp phán quyết của trọng tài bị hủy:

  • Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
  • Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
  • Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
  • Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nghĩa vụ chứng minh đối với các trường hợp yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài

  • Đối với trường hợp một bên có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 thì bên có yêu cầu đó có nghĩa vụ chứng minh (điểm a khoản 3 Điều 68 Luật TTTM 2010).

Quy định như vậy bởi vì việc tranh chấp này là quan hệ riêng tư, lợi ích của các đương sự, của thương nhân, đó là quan hệ tư do các bên quyết định. Do đó, các bên phải chứng minh, phải tự bảo vệ lợi ích của mình. Bên cạnh đó các bên trong quan hệ tranh chấp hơn ai hết sẽ hiểu rõ sự việc, biết phải làm gì để tự bảo vệ lợi ích của mình, nên Luật TTTM không quy định trọng tài hay Tòa án có nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ cho các trường hợp này.

  • Đối với yêu cầu hủy “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” thì Luật TTTM 2010 quy định rất rõ là Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh, thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài (điểm b khoản 3 Điều 68 Luật TTTM 2010).

>>>Xem thêm:  Phán quyết trọng tài có giá trị bằng bản án của Tòa án không?

Hồ sơ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Hồ sơ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài gồm:

  • Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài (Các nội dung của đơn này phải tuân theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật TTTM 2010).
  • Các giấy tờ có liên quan:

Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Lưu ý: Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.

  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu

Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài

Gửi đơn và các giấy tờ kèm theo đến tòa án có thẩm quyền

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu (khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010).

>>>Xem thêm:  Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trình tự Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Theo Điều 71 Luật TTTM 2010 thì trình tự Tòa án xem xét đơn được quy định như sau:

  •  Thụ lý đơn và thông báo: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
  •  Chỉ định hội đồng xem xét đơn:: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu 
  •  Chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu: Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp, Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu để tham dự phiên họp. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp

Xem xét đơn yêu cầu

Xem xét đơn yêu cầu

  • Mở phiên họp xem xét đơn: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
  • Hội đồng xem xét đơn ra quyết định
    Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. hoặc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.

Lệ phí về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Theo quy định tại Điều 72 Luật TTTM 2010, lệ phí về yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí tòa án (quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị quyết 320/2016/UBTVQH14)

Dịch vụ luật sư chuyên tư vấn luật

Dịch vụ luật sư chuyên tư vấn luật.

>>>Xem thêm: Phán quyết của Trọng tài có giá trị pháp lý như thế nào?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề cần lưu ý về trình tự thủ tục yêu cầu Tòa án hủy phán quyết của trọng tài hoặc trung tâm trọng tài. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN PHÁP LUẬT Xin cảm ơn.

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết