Luật Dân sự

Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh được xác định như thế nào?

Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh như thế nào? Đây đang là vấn đề tâm đắc được nhiều người quan tâm. Vậy khi xảy ra sự cố mất điện thì trách nhiệm bồi thường được xác định và thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề pháp lý cần thiết mời quý bạn đọc theo dõi: Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh

Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh

Điều kiện phát sinh trách nhiệm khi gây ra sự cố mất điện

Theo điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định mà theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

Khi có thiệt hại xảy ra

  1. Khi gây sự cố mất điện trong kinh doanh ảnh hưởng đến những tài sản có thể mất mát hoặc hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí phục hồi của sự cố điện xảy ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
  2. Những thiệt hại nói trên được chia làm 2 loại:
  • Thiệt hại trực tiếp gồm: những khoản chi hoặc những lợi ích vật chất khác phải bỏ ra ngoài dự định để khắc phục những tình trạng xấu do sự cố điện gây ra; tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
  • Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

>>>Xem thêm: Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký kinh doanh khi bị mất

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự cố mất điện trong kinh doanh là hành vi trái pháp luật. Về nguyên tắc, người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:

  • Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;
  • Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.

Mối quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại. Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.

Lỗi của người gây thiệt hại

Căn cứ theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định, Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Ví dụ: 

  • Do các yếu tố tự nhiên gây nên sét đánh, mưa giông, thiên tai làm tổn hại đến các thiết bị được kết nối, hoạt động của các hộ kinh doanh, sản xuất xí nghiệp,.. .
  • Hoặc Việc kinh doanh, hoạt động sản xuất dùng vượt mức giới hạn quy định gây ngắt điện đột ngột, chập mạch do quá tải điện. Hơn thế, các hộ kinh doanh lắp đặt đường dây điện trái phép, thanh toán không đúng thời hạn làm ảnh hưởng đến việc chấm dứt cung cấp nguồn điện. .

Những trường này thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phá sản Doanh nghiệp Điều kiện phát sinh trách nhiệm khi gây ra sự cố mất điện

Điều kiện phát sinh trách nhiệm khi gây ra sự cố mất điện

Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện

Tính mạng, sức khỏe

Khi sự cố gây mất điện gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Vật chất, tài sản

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. >>>Xem thêm: Mở quán cà phê có phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không? Vật chất, tài sản

Vật chất, tài sản

 

Trên đây là những thông tin về Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh được xác định như thế nào? Nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần  TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn./.

4.5 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết